Top 5 điều thú vị xoay quanh Spinosaurus: Kẻ săn mồi đáng sợ 'ngang cơ' với T-REX
Nefertiti, nữ hoàng Ai Cập bí ẩn nhất trong lịch sử / CLIP: Những con vật có tập tính sinh sản "quái dị" nhất
Vào thời đầu kỷ Creta, 1 loài khủng long thuộc họ Theropod giống T-REX đã xuất hiện: Spinosaurus xuất hiện. Và ở ngày nay, loài khủng long này vẫn tương đối nổi tiếng nhờ vào cái miệng có phần đặc biệt của nó: mỏ bẹt dài như cá sấu.
Vậy trong bài hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về Spinosaurus cùng những loài khủng long anh em họ hàng của chúng nhé.
1. Chúng di chuyển như thế nào?
Về kích thước thì chúng cũng thuộc hàng ngang cơ với khủng long bạo chúa T-REX. Tuy nhiên, dù có trọng lượng lớn như vậy nhưng chúng cũng có thể đứng thẳng vào 2 chân sau (khi này chúng cao hơn 4 m) để đuổi theo con mồi. Tuy nhiên, cũng chính vì sở hữu cơ thể to lớn và nặng nề như T-REX, thậm chí còn hơn - mà chúng sẽ rất nhanh mệt, không có khả năng rượt đuổi mục tiêu bằng tốc độ cao trong thời gian dài.
2. Làm cách nào mà người ta biết loài Baryonyx ăn gì?
Vào năm 1983, các nhà khoa học đã tìm thấy 1 bộ xương hoàn chỉnh của khủng long Baryonyx tại nước Anh với vảy và răng cá trong dạ dày, cùng với 1 bộ xương của 1 con khủng long Iguanodon (1 loài khủng long ăn thực vật cỡ nhỏ). Vì thế, người ta đã biết rằng khủng long Baryonyx không phải loại kén cá chọn canh như các loài khác. Chúng thích ăn cá và săn cả những loài ăn thực vật đến uống nước bên bờ sông.
Dựa theo ưu thế về kích thước của chúng, người ta cho rằng loài khủng long này hoàn toàn có đủ thực lực để reo rắc nỗi sợ hãi bên bờ các dòng nước ở châu Âu và vùng Sahara, 1 vùng có đặc điểm là ẩm ướt và có cây cối xanh mát. Như vậy, những loài khủng long khác có quan hệ họ hàng gần với Spinosaurus đều có thể bơi dưới nước ở 1 mức nào đấy, để có thể bắt cá 1 cách tốt hơn.
3. Sao chúng lại có 1 cái mào trên lưng nhỉ?
Như các bạn đã thấy, trên lưng chúng có 1 cái mào cao cỡ 2 m, tựa như 1 cánh buồm vậy.
Ở thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa thống nhất được về vai trò của chiếc mào lớn này. Người thì cho rằng chúng dùng để lúc lắc trong lúc trình diễn nhằm thu hút con cái trong mùa sinh sản, người thì cho rằng chúng dùng mào như 1 cái quạt hoặc bộ phận hấp thụ năng lượng mặt trời để sưởi ấm hoặc làm mát.
Tuy nhiên, 1 số người khác lại nghĩ rằng cái mào của Spinosaurus chẳng phải là cánh buồm da hay gì cả, mà nó chính là 1 cái bướu gần giống như bướu lạc đà, dùng để dự trữ mỡ.
4. Cái mỏ của Spinosaurus có gì hay?
Chiếc mỏ này vốn có hình dáng bẹt như cá sấu, dài tới 1 m, với rất nhiều chiếc răng mọc thẳng, to nhọn hình chóp và có 1 cái lỗ mũi nằm trên đỉnh đầu. Về cơ bản thì, các nhà khoa học đã phỏng đoán rằng chúng sống ở gần đầm lầy và sông, giống như cá sấu. Với những chiếc răng sắc nhọn, chúng có thể ngoặt chặt được những con mồi trơn, như cá chẳng hạn.
5. Vũ khí lợi hại của chúng là gì?
Khác với đa số loài khủng long thuộc họ Theropod, những loài khủng long có họ hàng gần với Spinosaurus đều có chung 1 món vũ khí siêu lợi hại là "móng vuốt".
Móng vuốt của Suchomimus.
Ví dụ, chúng ta có thể kể đến loài Suchomimus. Đầu 2 cánh tay tương đối ngắn của loài khủng long này có tới 3 chiếc móng vuốt cong, dài đến tận 40 cm, có hình lưỡi liềm. Suchomimus thường dùng mấy chiếc vuốt này để xiên cá, nhưng bên cạnh đó, chúng còn dùng những thứ này như 1 thứ vũ khí để cắt cổ những con vật khác có ý định tới uống nước tại khu vực hồ thuộc địa bàn mà chúng sinh sống. Và sau đấy nếu con vật đó có kích cỡ vừa miệng chúng, chúng sẽ "nhai" nó 1 cách ngon lành.
Còn Baryonyx thì sao? Với cái tên mang nghĩa là "móng vuốt mạnh mẽ", đầu mỗi ngón chân cái (chân trước) có một móng vuốt cong dài 35 cm dùng làm... lao móc. Bằng cách kiên nhẫn đứng quan sát bên bờ hồ nước và bờ sông, nó bắt cá theo phong cách gần tương tự như... loài gấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý