Khám phá

Top 5 kim loại đắt nhất thế giới

Kim loại đắt nhất hành tinh thuộc về Rhodium.

Clip: Trứng cá đắt nhất thế giới được làm thế nào? / Hóa thạch khủng long đắt nhất thế giới có gì đặc biệt?

1. Xếp đầu bảng: Rhodium

Rhodium (Rhodi) là kim loại thiết yếu, được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác (có thể gọi là bộ xử lý khí thải) - một bộ phận của hệ thống khí thải của xe ô tô để giảm lượng khí thải độc hại và các chất ô nhiễm ra môi trường.

Theo dữ liệu của S&P Global Platts (Anh), gần 80% nhu cầu về Rhodi và Paladi đến từ ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Và mỏ Rhodi dồi dào nhất trên thế giới nằm tại Nam Phi (một quốc gia ở phía nam châu Phi). Ước tính, 80% lượng Rhodi của thế giới khai thác tại quốc gia này.

5 kim loại đắt nhất hành tinh: Còn đây là kho chứa dồi dào của chúng trên Trái Đất - Ảnh 1.

Sở dĩ Rhodi đắt đỏ và có mức giá "nhảy vọt" liên tục trong các năm trở lại đây là vì độ quý hiếm của nó. Sản lượng Rhodi hàng năm chỉ vào khoảng 30 tấn - khi so sánh vớivàng, các thợ khai thác vàng hàng năm đào được từ 2.500 đến 3.000 tấn.

2. Palladium

"Em trai" của Rhodium là Palladium (Paladi). Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong bộ xử lý khí thải của xe ô tô.

Paladi làkim loại đắt nhất trong số bốn kim loại chính - gồm vàng, bạc và bạch kim. Nó hiếm hơn bạch kim và được sử dụng với số lượng lớn hơn cho các bộ xử lý khí thải. Trong ngắn hạn, nhu cầu về kim loại này được sử dụng trong bộ xử lý khí thải dự kiến ​​sẽ ổn định, được thúc đẩy bởi doanh số bán ô tô ngày càng tăng ở châu Á.

5 kim loại đắt nhất hành tinh: Còn đây là kho chứa dồi dào của chúng trên Trái Đất - Ảnh 2.

Tuy nhiên, sự gia tăng tiêu thụ của các loại xe chạy bằng pin - điện - loại xe không sử dụng bộ xử lý khí thải - có thể khiến nhu cầu Paladi bị ảnh hưởng.

 

Công ty khai thác Nornickel (hay Norilsk Nickel) của Nga là nhà sản xuất Paladi hàng đầu trên toàn cầu, đã thu được 86 tấn kim loại này vào năm 2019. Phía Bắc của Nga là nơi hoạt động chính của công ty này.

3. Vàng

Vàng là kim loại vừa bền vừa được ưa chuộng từ rất lâu. Kim loại này chủ yếu được sử dụng trong đồ trang sức, nhưng cũng có các ứng dụng quan trọng trong điện tử và hàng không vũ trụ do độ bền và độ dẫn điện của nó, nói một cách dễ hiểu là vàng có ở khắp mọi nơi.

Khi các nhà thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đến "Thế giới mới" - Châu Mỹ - họ đã gặp một nền văn hóa bản địa sống những cuộc sống hoàn toàn khác nhau và nói những ngôn ngữ khác nhau. Nhưng cả hai nền văn hóa đều có một điểm chung: Đều được đánh giá cao về vàng.

5 kim loại đắt nhất hành tinh: Còn đây là kho chứa dồi dào của chúng trên Trái Đất - Ảnh 4.

Hầu hết mọi xã hội đều sử dụng vàng làm tiền tệ và là biểu tượng của sự giàu có, uy tín hay quyền lực, và thế giới hiện đại cũng không khác. Cho dù đó là nhẫn cưới, giải thưởng hay thậm chí là tiền bạc, ít vật chất nào chiếm vị trí nổi bật trong cuộc sống của chúng ta như vàng.

 

Cho đến những năm 1970, Nam Phi "thống trị thế giới" với vai trò là nhà sản xuất vàng hàng đầu. Vào thời kỳ đỉnh cao vào năm 1970, Nam Phi sản xuất 32 triệu ounce vàng, chiếm 2/3 sản lượng vàng của thế giới. Ngày nay, Trung Quốc, Úc và Nga là ba quốc gia sản xuất vàng hàng đầu.

4. Iridium

Iridium (Iridi) là một trong những kim loại hiếm nhất trong vỏ Trái đất, với sản lượng hàng năm chỉ 3 tấn. Iridi có mật độ gần bằng Osmi và là nguyên tố kim loại chống ăn mòn cao nhất, chịu được không khí, nước, muối và axit. Osmi là kim loại nặng nhất, dày đặc nhất trong các kim loại từng biết.

5 kim loại đắt nhất hành tinh: Còn đây là kho chứa dồi dào của chúng trên Trái Đất - Ảnh 6.

Do độ cứng của nó, Iridi rất khó để chế tạo thành các bộ phận có thể sử dụng được, nhưng cùng một đặc điểm gây khó khăn cho quá trình gia công cũng khiến nó trở thành một chất phụ gia có giá trị để tăng cường hợp kim. Mặc dù nó cũng là một kim loại xúc tác, vì nhiệt độ nóng chảy cao và khả năng chống ăn mòn, nhưng Iridi lại là vật liệu ưa thích cho nồi nấu kim loại.

Hiện nay, các mỏ chứa Iridi nằm phần lớn tại Nam Phi và Nga.

 

5. Bạch kim (Platinum)

5 kim loại đắt nhất hành tinh: Còn đây là kho chứa dồi dào của chúng trên Trái Đất - Ảnh 7.

Cũng như Rhodium và Palladium, công dụng chính của bạch kim là trong các bộ chuyển đổi xúc tác cho các loại xe chạy bằng động cơ diesel - 45% lượng bạch kim bán ra trong năm 2014 được dùng cho ngành công nghiệp ô tô.

Bạch kim theo truyền thống được giao dịch với giá cao hơn vàng và nó cũng quý hiếm hơn so với vàng.

Mỏ bạch kim và hoạt động khai thác kim loại này chủ yếu tập trung tại Nam Phi. Quốc gia này cung cấp khoảng 3/4 nhu cầu bạch kim của thế giới. Anglo American Platinum, Impala Platinum và Lonmin là những nhà sản xuất bạch kim hàng đầu toàn cầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm