Khám phá

Trạng nguyên cuối cùng và nghi án gian lận thi cử

Sau khi đỗ đạt cao, Trịnh Huệ bị nghi ngờ liên quan gian lận thi cử. Dù không có cơ sở, chuyện này đã trở thành giai thoại gắn với ông đến tận ngày nay.

Doanh nhân Việt chi tiền tỷ mua “vua bonsai” từ Nhật về ngắm / Bí ẩn những nghi thức "động phòng hoa chúc" của vua chúa thời xưa

Trịnh Huệ (sau đổi thành Trịnh Tuệ vì tên trùng với vợ Trịnh Sâm là Tuyên phi Trịnh Đặng Thị Huệ) xuất thân là dòng dõi chúa, song gia cảnh rất nghèo. Bố ông phải bỏ quê hương từ xã Sóc Sơn (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) về vùng đất của huyện Quảng Xương lập nghiệp.

Bị nghi ngờ vì chúa "thiên vị dòng họ"

Theo sách Kể chuyện trạng Việt Nam, từ nhỏ, Trịnh Huệ là người thông minh, mẫn tiệp, sách chỉ cần đọc một lần có thể thuộc ngay. Sau nhiều năm kinh sử, năm Quý Mão (1723), ông thi đỗ Hương cống.

35 tuổi, ông thi Đình và đỗ trạng nguyên (người đầu tiên đỗ trạng nguyên là Nguyễn Quán Quang năm 1247, sau khi Trịnh Tuệ đỗ năm 1736, triều đình không lấy danh hiệu trạng nguyên nữa).

Là con cháu nhà chúa, sau khi đỗ trạng, Trịnh Huệ dính lời đồn gian lận khoa cử. Theo quy định bấy giờ, kỳ thi lấy trạng nguyên diễn ra ngay tại thủ đường của Trịnh Doanh, do chúa Trịnh đích thân ra đề. Trịnh Huệ là cháu 4 đời của Triết vương Thành tổ Trịnh Tùng, đỗ đầu, nên nhiều người nghi ngờ chúa Trịnh Doanh thiên vị dòng họ.

trang nguyen cuoi cung va nghi an gian lan thi cu hinh anh 1

Ảnh minh họa khoa cử ngày xưa.

Không có cách nào giải oan, một lần, Trịnh Huệ nói với mọi người rằng: Tôi đỗ đầu mà bị thiên hạ nói là do vương phủ thiên vị thì còn gì là thơ văn nữa. Nay để khỏi nghi ngờ, xin chư vị đem các câu hỏi khó ở bất cứ sách nào về kinh, sử, y học bói toán, tôi sẽ trả lời".

Nhiều người tranh nhau hỏi, ông đều trả lời trôi chảy. Không tìm được điểm yếu của Trịnh Huệ, họ quay sang đề cập những câu hỏi hóc búa về thực tế ở Đại Việt.

Một người hỏi: Chiếc đũa là vật thiêng không có chân lúc nào thì gãy, lúc nào thì mất, nó chạy đi đâu? Ở trong kinh điển nào? Trịnh Huệ mỉm cười, khoan thai đọc hai câu thơ của Lê Thánh Tông: Trời còn giành để An Nam mượn / Vạch chước binh Ngô mãi mới vừa.

Ông nói tiếp: "Đó chẳng phải là câu thơ của Lê Thánh Tông bản triều vịnh núi Chiếc Đũa, nơi khởi phát đế nghiệp, mở ra công cuộc bình Ngô của nước ta hay sao? Núi Chiếc Đũa không có chân mà chạy về góc đó".

Quả là ở Thanh Hoá nơi cửa biển Thần Phù (nay thuộc địa phận làng Văn Đức, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn) có ngọn núi đứng một mình tên chữ là Chích Trợ Sơn, gọi nôm là núi Chiếc Đũa, hình thù giống như chiếc cọc cắm giữa biển làm cột mốc cho thuyền bè qua lại. Từ xưa, các vua chúa qua đây đều có thơ đề vịnh, ca ngợi cảnh đẹp của phong cảnh.

 

Sau những câu trả lời của ông, ai cũng kính phục, điều tiếng, di nghị cũng qua đi phần nào. Dù vậy, nó vẫn luôn theo ông đến hết cuộc đời. Hơn 4 thế kỷ đã qua, nhưng mỗi khi nhắc đến Trịnh Huệ, người đời lại nhớ về nghi án gian lận khoa cử của ông.

"Trạng nguyên từ"

Sau khi thi đỗ trạng nguyên, lúc đầu, ông làm quan Sơn Nam thừa Chánh sứ rồi đến Thượng thư Bộ Hình, vài năm sau lại được thăng chức Tham tụng - chức quan ngang tể tướng trong triều.

Theo sử sách, năm 1740, một lần, chúa Trịnh Doanh nghi ông về phe với Hoàng Công Phụ làm phản, gây loạn trong triều, nên bắt giam vào ngục để điều tra. Một năm sau, chúa xét thấy bị oan, đã tha bổng và phong ông làm Tế Tửu Quốc tử giám.

Sau này, khi từ giã quan trường, ông ẩn cư tại chân núi Voi, mở lớp dạy học cho người dân trong vùng. Ông còn thuê người xây dựng căn nhà nhỏ để hàng ngày người dân tới học chữ. Ông không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, ai có tinh thần học tập là dạy miễn phí.

 

trang nguyen cuoi cung va nghi an gian lan thi cu hinh anh 2

Đền thờ trạng nguyên Trịnh Tuệ ở Thanh Hóa. Ảnh: Họ Trịnh Việt Nam.

Ngày nay, vị trí ông dạy học cho người dân trong làng đã được thay thế bằng ngôi chùa Voi khang trang. Cạnh chùa còn hai chiếc cột đá, đây là vật dụng năm xưa Trịnh Huệ dùng để treo kẻng gõ tập hợp học sinh. Trong số đó, có nhiều học trò sau này đỗ đạt cao và làm quan.

Khi ông mất, học trò dựng nhà thờ phụng. Lúc làm đốc học ở Thanh Hóa, bảng nhãn Lê Quý Đôn đã đến thăm đền thờ Trịnh Huệ. Thấy nhà cửa xuống cấp, ông đã quyên góp tiền sửa chữa và khắc tấm biển treo trước đền là "Trạng nguyên từ" để người đời nghìn năm ghi nhớ.

Trạng nguyên Trịnh Huệ còn là nhà văn, nhà thơ, một nhà triết học hàng đầu thế kỷ 18.
Ông là tác giả bài luận thuyết về “Tam giáo”, cùng bảng nhãn Hà Tông Huân soạn văn bia “Khánh nguyên kỳ bi ký” dựng năm (1752) đời vua Lê Hiển Tông để ghi công tích của Quy Triều hầu là người có công với nước, khi mất được truy phong là Đô đốc trụ quốc thượng tướng quân (người huyện Hưng Hà, Thái Bình).

Theo Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm