Trào lưu nuôi móng tay dài của đàn ông quý tộc triều Thanh: Thể hiện lòng hiếu thảo hay chỉ là biểu tượng quyền lực?
Phi tần bí ẩn nhất triều Thanh: Xuất thân thấp kém, được Hoàng đế Thuận Trị ban phong hiệu kỳ lạ / Hoàng hậu đặc biệt nhất triều Thanh: Từ thân phận cung nữ thấp hèn trở thành mẫu nghi thiên hạ
Dưới một số triều đại phong kiến, nhiều phụ nữ quyền quý ở Trung Quốc thường thích để móng tay dài, ngoài tác dụng làm đẹp còn có thể khéo léo khoe gia cảnh và địa vị của mình. Tuy nhiên, vào thời xa xưa, đàn ông ở đất nước tỷ dân cũng có sở thích này, thậm chí nuôi móng tay dài còn trở thành trào lưu phổ biến suốt một thời.
Nhiều người cho rằng đàn ông thời xưa nuôi móng tay dài là để thể hiện sự "hiếu nghĩa phụ mẫu" không thể tùy ý cắt đứt, tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy.
Quan niệm của người xưa về sự quyền quý, cao sang là con người không phải động chân, động tay vào bất cứ việc gì, tức là mọi việc năng nhọc đều sai khiến người khác làm. Lao động chân tay thời ấy bị coi là công việc thấp kém, cộng với quan niệm của một số nho sĩ cho rằng, thân thể mình là do tạo hoá và cha mẹ ban cho, do vậy phải gìn giữ tất thảy. Chính vì thế, vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh, việc nuôi móng tay dài và nhọn còn trở thành biểu tượng của giới văn minh và quý tộc.
Thời xưa, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới được để móng tay dài và họ dùng cách đó như để phân biệt mình với những người dân lao động cấp thấp, đồng thời thể hiện địa vị cao quý của bản thân.
Trong tiểu thuyết Hậu Tây Du Ký ở đời nhà Thanh có một đoạn ghi chép như thế này: Những khuôn mặt trắng bóc như lòng trắng trứng của các tú tài, móng tay dài và nhọn, đầu quấn khăn, mặc quần áo hoa, dáng đi nhẹ như cưỡi cân đẩu vân, đây hẳn là kiểu người văn hay chữ tốt.
Tập tục để móng tay dài như vậy cũng có một số quy tắc nhất định, chẳng hạn như việc móng tay dài quá sẽ khó có thể cầm nắm hoặc làm công việc nặng nhọc, nên thông thường người ta chỉ nuôi móng tay ở bàn tay không thuận, bàn tay còn lại ít nhất cũng phải dùng để cầm cây bút hay để thực hiện một vài sinh hoạt cá nhân.
Trong Địch Nhân Ký Án (một tập truyện ngắn trinh thám dựa trên nhân vật có thật lấy bối cảnh ở Trung Quốc) của nhà ngoại giao, nhạc sĩ và nhà văn người Hà Lan Robert Hans van Gulik cũng bàn luận về tập tục nuôi móng tay dài của người Trung Quốc như sau: Người Trung Quốc đặc biệt thích để móng tay dài, khác biệt rất nhiều so với văn hóa phương Tây. Tập tục này của cánh mày râu ở thời xưa chính là thể hiện sự sang trọng và quý phái, đồng thời ngầm ám chỉ đẳng cấp thượng lưu, không cần phải lao động.
Tuy rằng gây ra khá nhiều bất tiện trong cuộc sống, nhưng vì để thể hiện đẳng cấp cùng quyền lực mà nhiều người đàn ông sống dưới triều đại nhà Minh, nhà Thanh vẫn nuôi móng tay rất dài và nhọn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách