Triệu Cơ và những lần ngoại tình xáo động triều đình của Tần Thủy Hoàng
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp / Tần Thủy Hoàng và hai phát minh làm rạng danh triều đại khi đi trước thế giới hàng ngàn năm
Ảnh minh họa
1. Triệu Cơ là ai?Triệu Cơhay còn gọi là Đế thái hậu, Tử Sở phu nhân là một nhân vật lịch sử thuộc thời Chiến Quốc. Bà là Vương hậu duy nhất của Tần Trang Tương vương Tử Sở và cũng là mẹ ruột của Tần Thủy Hoàng.
Thân phận của Triệu Cơ không được sử sách ghi chép rõ ràng. Trong các tư liệu chỉ nêu bà sinh ra ở Hàm Đan, kinh đô nước Triệu, tên họ cũng không rõ ràng, vì bà là người con gái đến từ nước Triệu nên mới được gọi là Triệu Cơ.
Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi lại rằng, Triệu Cơ vốn xuất thân trong một gia đình gia thế ở nước Triệu, có thể gọi là "Hào gia nữ".Trong "Tư trị thông giám" cũng nhìn nhận Triệu Cơ là người vô cùng đẹp lại giỏi múa hát. Sau đó được Lã Bất Vi mua về làm thiếp, một lần Doanh Dị Nhân – con trai của Thái tử Doanh Trụ và cháu nội của Tần Chiêu Tương vương sang phủ Lã Bất Vi thì bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của "Lã Bất Vi cơ". Lã Bất Vi bèn dâng Triệu Cơ cho Dị Nhân.
Triệu Cơ vốn xuất thân từ một gia đình quyền quý ở nước Triệu. (Ảnh: Sohu)
Sau nàyLã Bất Viđã tìm cách đưa Dị Nhân về Tần Quốc. Dị Nhân được Hoa Dương phu nhân nhận làm con nuôi và trở thành con thừa tự của Thái tử Doanh Trụ và đổi tên thành "Tử Sở". Một thời gian sau Triệu Cơ mang thai và sinh ra Doanh Chính, cũng chính là Tần Thủy Hoàng sau này.
Khi Tần Thủy Hoàng còn nhỏ, vua Triệu đã truy bắt Triệu Cơ và Tần Thủy Hoàng nhưng rất may nhờ có gia thế của nhà nên 2 người đã trốn thoát về nước Tần.
2. Lã Bất Vi - Triệu Cơ và Lao Ái những mối tình vụng trộm xáo độngNhững câu chuyện ngoại tình củaLã Bất Vi và Triệu Cơhay của Triệu Cơ và Lao Ái từ lâu đã trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi của giới học giả và người dân. Sở dĩ có chuyện như vậy là bởi những chuyện này đã tạo nên nhiều dư luận bàn tán, nghi ngờ về lai lịch thực sự của Tần Thủy Hoàng.
2.1. Lã Bất Vi và Triệu Cơ công khai gian díuSau khi Tần Chiêu Tương vương mất, Doanh Trụ lên kế vị, được gọi là Hiếu Văn Vương. Ông liền lập Hoa Dương phu nhân làm Hoàng hậu và đưa Tử Sở lên làm thái tử. Tuy nhiên, vừa lên ngôi được 3 ngày, Hiếu Văn Vương lại đột ngột qua đời vì vậy Tử Sở bỗng chốc trở thành vua Tần.
Tử Sở lên ngôi, Triệu Cơ cũng đương nhiên trở thành Hoàng hậu. Thế nhưng đến năm 247 TCN, mới kế vị được 3 năm, Hiếu Trang Vương Tử Sở cũng sớm băng hà. Doanh Chính lúc đó mới 13 tuổi đã được lên ngôi và trở thành Tần vương. Hoàng hậu Triệu Cơ cũng trở thành Thái hậu.
Triệu Cơ được Lã Bất Vi dâng cho Tử Sở sau đó sinh ra Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này. (Ảnh: Sohu)
Vì Doanh Chính còn quá nhỏ tuổi nên mọi chuyện quốc gia đại sự đều do Lã Bất Vi một tay quán xuyến. Doanh Chính còn gọi ông ta là "Trọng phụ".Nào ngờ, đối với Thái hậu Triệu Cơ, việc mất chồng từ khi còn quá trẻ, lại đang sung sức, bà cần tìm người để thỏa mãn nhu cầu, Triệu Cơ đã nhắm tới tình cũ của mình là Lã Bất Vi.Với Lã Bất Vi, lúc này Triệu Cơ chỉ là Thái hậu, ông ta có chăng chỉ là phục tùng theo mệnh lệnh mà thôi.
Vì thế,Lã Bất Vi và Triệu Cơthường mượn cớ cùng nhau bàn chuyện triều chính để gian díu với nhau. Thế nhưng, Tần vương Doanh Chính dần trưởng thành, chuyện Trọng phụ và Thái hậu tư thông với nhau ngày càng khó kéo dài. Không chỉ lo bị lộ, Lã Bất Vi cũng tự biết bản thân đã lớn tuổi, không thể tiếp tục vụng trộm cùng Triệu Cơ nên đã quyết tâm tìm một người thay mình phục vụ Thái hậu.
2.2. Cuộc tình vụng trộm của Triệu Cơ và Lao ÁiTheo ghi chép trong "Sử ký của Lã Bất Vi" thì ông tìm đông tìm tây, cuối cùng đã tìm thấy Lao Ái. Tương truyền, Lao Ái là một kẻ nổi tiếng nhờ "của quý" của mình. Sau khi biết được tin này, Lã Bất Vi đã mua Lao Ái về làm người hầu và tung tin đồn về khả năng phòng the của ông ta. Triệu Cơ sau khi biết tin và chứng kiến tuyệt kỹ của Lao Ái đã yêu cầu Lã Bất Vi tặng cho mình.
Sau đó, Lã Bất Vi đã nghĩ ra cách đưa Lao Ái vào cung giả làm thái giám hầu bên cạnh Thái hậu.Triệu Cơ và Lao Áihoang dâm vô độ, sớm tối vụng trộm cùng nhau không kiêng dè một ai. Thậm chí, Triệu Cơ còn có con chung với Lao Ái.
Đây quả thực là một tin động trời gây náo loạn hoàng cung. Thái hậu luôn sống trong cung một mình lại đột nhiên mang thai.
Sau khi Hiếu Trang vương Tử Sở qua đời, Triệu Cơ liền vụng trộm cùng Lã Bất Vi. (Ảnh: Sohu)
Dù là một Thái hậu đầy quyền uy, nhưngTriệu Cơvẫn luôn lo lắng Tần vương phát hiện sự thật. Cuối cùng, Triệu Cơ mượn lời của một thầy bói rằng bản thân cần chuyển về nơi hơp phong thủy như Ung thành sống mới tốt cho sức khỏe của Thái hậu. Đương nhiên, Lao Ái vốn là tâm phúc của Thái hậu, làm sao có thể vắng mặt.
Đến Ung thành,Triệu Cơ và Lao Áikhông cần phải nhìn trước ngó sau nữa, Thái hậu còn sinh cho Lao Ái thêm 2 đứa con trai nữa. Tần vương Doanh Chính vẫn hoàn toàn không biết chuyện, thậm chí còn phong cho Lao Ái làm Trường Tín Hầu, thưởng cho ông ta vùng đất Sơn Dương và hàng nghìn người hầu kẻ hạ.
Lao Áilợi dụng sự sủng ái của Triệu Cơ để mua bán chức tước, can dự vào việc triều chính. Thế nhưng, Lao Ái cũng chỉ là một kẻ đắc chí và ngạo mạn.Lao Ái trong tiệc rượu cùng các quan đại thần đã bắt đầu lớn tiếng khoe khoang mình là cha dượng của Tần vương Doanh Chính.
Sau chuyện tới tai Tần vương, ông lập tức cho người đi điều tra sự việc. Cuối cùng sự thật đã bị bại lộ, Tần Vương sau khi biết Lao Ái không phải là thái giám mà còn là nhân tình của Thái hậu đã nổi giận đùng đùng. Tần vương Doanh Chính ra lệnh bắt Lao Ái và xử tử và còn ra lệnh tru di tam tộc.
Doanh Chính còn lệnh cho quân lính giết chết hai đứa con của Lao Ái và Triệu Cơ. Thái hậu bị đưa về nhốt trong cung Man Dương. Lã Bất Vi bị Doanh Chính kết tội đưa thái giám giả vào cung, cho bãi chức và đuổi về quê, sau đó lại cho người tới ép ông ta tự vẫn. Thái hậu sau sự cố này cũng qua đời vì buồn tủi sau đó vài năm.
Để tránh nguy cơ bị bắt tội, Lã Bất Vi đã dâng tặng Lao Ái cho Triệu Cơ. (Ảnh: Sohu)
Tần Thủy Hoàng hay còn gọi là Doanh Chính là con trai của Tần Trang Tương vương (hay còn gọi Tử Sở, Doanh Dị Nhân) và Triệu Cơ. Trước đây, do Dị Nhân bị ép làm con tin ở nước Triệu và tại đây Dị Nhân đã gặp Lã Bất Vi và tình cờ được ông ta ưu ái. Để lấy lòng Dị Nhân, Lã Bất Vi còn dâng người tiểu thiếp xinh đẹp của mình là Triệu Cơ.
Triệu Cơ theo Dị Nhân chưa bao lâu thì có mang và sinh ra Doanh Chính, tức là Tần Thủy Hoàng. Tới năm 257 TCN, nước Triệu tìm cách giết Dị Nhân nhưng nhờ có Lã Bất Vi mà trốn thoát chạy về Tần.Triệu Cơ và Tần Thủy Hoàngkhông kịp thoát nên đành lưu lại nước Triệu. Hai mẹ con phải trốn trong dân gian tới 7 năm liền.
Sau này, khi trở về Tần quốc, Doanh Chính lên ngôi, ông đã bị các quan trong triều phản đối vì nghi ngờ ông là con của Lã Bất Vi chứ không phải là ruột thịt của Tần Trang Tương vương. Tuy nhiên, một phần triều thần vẫn tin và ủng hộ Doanh Chính hết mực.
Như Vương Tiễn đã nói "Thái hậu mang thai 10 tháng mới sinh, vậy đây chính là con của tiên vương".Thậm chí, những người đã nghi ngờ huyết thống của Doanh Chính cũng không thể giải thích một cách khoa học rằng vì sao Triệu Cơ lại mang thai tới 12 tháng mới có sinh ra Doanh Chính. Có người cho rằng "Bởi Doanh Chính là chân mệnh thiên tử nên mới hoài thai lâu như vậy".
Tần Thủy Hoàng và Triệu Cơ có quan hệ mẹ con. (Ảnh: Sohu)
Theo lý giải của các nhà sử học, thực tế thì Doanh Chính cũng như bao đứa trẻ khác ở trong bụng mẹ 10 tháng. Còn lập luận thời gian hoài thai 12 tháng chỉ là tính gộp cả thời gian Triệu Cơ ở cùng với Lã Bất Vi. Hơn nữa, các chuyên gia cũng cho rằng, giả thuyết Tần Thủy Hoàng là con trai của Lã Bất Vi là tin đồn do các sĩ phu của các nước chư hầu bị ông tiêu diệt bịa đặt nhằm hạ thấp danh tiếng cả ông ra mà thôi.
Đã qua hơn 2.000 năm nhưng những tranh luận về thân thế của Tần Thủy Hoàng, về việcTriệu Cơtrước khi lấy Tử Sở đã mang thai hay không cho đến nay vẫn chưa thống nhất được ý kiến. Dù sự thật như thế nào thì chúng ta không thể phủ nhận địa vị không thể thay thế của Tần Thủy Hoàng đối với lịch sử Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'