Tần Thủy Hoàng và hai phát minh làm rạng danh triều đại khi đi trước thế giới hàng ngàn năm
Kỳ tài uy danh bậc nhất Tam Quốc là họ hàng Gia Cát Lượng, mắc 1 sai lầm dẫn đến họa tru di tam tộc / Những nhà khoa học đã chết bởi chính các phát minh của mình
Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) là một trong những nhân vật quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, đặt nền móng cho chế độ phong kiến và quyền lực tập trung kéo dài hai nghìn năm của Trung Quốc. Dù nổi tiếng tàn bạo và hung ác nhưng không thể phủ nhận ông đã có nhiều đóng góp cho sự đổi mới và phát triển của đất nước.
Dưới sự trị vì của Tần Thủy Hoàng, nhà Tần đã có được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó phải kể đến 2 phát minh đi trước thế giới hàng ngàn năm, đó là nỏ Tần và kiếm đồng.
Nỏ TầnVào thời phong kiến, nỏ được xem là một thứ vũ mạnh khi có thể tấn công địch ở tầm xa. Để nâng cao sức mạnh quân Tần, Tần Thủy Hoàng đã sai những người thợ giỏi nhất nghiên cứu và chế tạo ra loại nỏ có thiết kế cực kì thông mình. Dựa trên nguyên lý cơ học, nỏ Tần dùng bàn đạp chân để kéo dây nỏ, dùng cò súng để bắn mũi tên. Cấu tạo này sẽ tiết kiệm nhân lực, thời gian cũng như tăng tốc độ và độ chính xác mỗi khi bắn. Các mũi tên dùng cho nỏ Tần cũng được chế tác tỉ mỉ theo nguyên lý khí động học với phần đầu hình tam giác có 3 cạnh sắc nhọn, một khi kẻ thù bị dính tên sẽ khó qua khỏi.
Nỏ Tần có tầm bắn 300 mét với sức công phá khủng khiếp khi có thể xuyên thủng cả áo giáp lẫn lá chắn của quân địch. Nhờ loại vũ khí mạnh mẽ này mà quân Tần có thể đánh thắng được quân Hung Nô cũng như nhiều nước khác.
Ngoài ra, trong cuộc khảo cổ học sau này người ta thấy rằng mọi vũ khí của quân Tần đều được khắc tên của nhà sản xuất, điều này cũng phản ánh những luật lệ nghiêm ngặt của quân Tần.
Thanh kiếm đồngVới chất liệu là hợp kim đồng, kiếm nhà Tần có sự sắc bén và linh hoạt vượt trội hơn kiếm sắt cùng thời. Các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiêm cứu và phát hiện ra thợ nhà Tần không chỉ dùng đồng mà còn pha trộn một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng như nhôm và sắt vào phần chuôi kiếm. Đây được xem là phát minh vượt thời đại vì phải đến năm 1937 trong thời hiện đại, Đức mới sản xuất được loại thép chống gỉ có thành phần composite tương tự kiếm nhà Tần và Hoa Kỳ mãi đến năm 1950 mới nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.
Đáng chú ý, kiếm đồng nhà Tần còn được những người thợ oxy hóa bằng dung dịch muối crom để tạo thành một lớp màng oxit dày khoảng 10 micron để chống rỉ sét và giữ sự sáng bóng, sắc nét của thanh kiếm được lâu hơn. Bước xử lý hóa học này chứng tỏ sự tiên tiến trong chế tác vũ khí của thời Tần. Các nhà khảo cổ đã tìm được rất nhiều thanh kiếm đồng như trên tại lăng của Tần Thủy Hoàng.
Thanh kiếm bắt mắt nhất thời nhà Tần được tìm thấy ban đầu có hình dạng cong 45 độ vì bị bước tượng gốm đè lên. Thế nhưng một điều đáng ngạc nhiên là sau khi các chuyên gia gỡ bỏ bức tượng gốm thì thanh kiếm đã nhanh chóng lấy lại "diện mạo" thẳng đứng của mình. Từ đó chuyên gia kết luận được rằng kiếm đồng nhà Tần được pha trộn tỷ lệ hợp kim vô cùng chính xác nên mới có độ cứng và độ đàn hồi hoàn hảo đến vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'