Khám phá

Triều đại nhà Thanh có 12 vị Hoàng đế nhưng chỉ có 3 người băng hà tại Tử Cấm Thành, rốt cuộc 9 người còn lại đã qua đời ở đâu?

Trong 12 vị Hoàng đế nhà Thanh, Phổ Nghi là vị Hoàng đế duy nhất chết ở thân phận thường dân.

Những phi tần bí ẩn nhất hậu cung nhà Thanh: Người có lai lịch mơ hồ nhưng vẫn sống qua 5 đời Hoàng đế, kẻ đột ngột "bốc hơi" khỏi sử sách / Nàng phi tần có gia thế hiển hách nhất của Hoàng đế Gia Khánh: Không được sủng ái dù chỉ một giây, hiu quạnh hàng chục năm ở hậu cung nhà Thanh

Từ khi Hoàng đế Thuận Trị nhập quan và lập nên triều đình nhà Thanh, Tử Cấm Thành đã trở thành trung tâm quyền lực của Hoàng tộc Ái Tân Giác La. Trong số 12 vị Hoàng đế của nhà Thanh, chỉ có Hoàng đế Thuận Trị, Hoàng đế Càn Long và Hoàng đế Đồng Trị băng hà ở Tử Cấm Thành. 9 vị Hoàng đế còn lại đã qua đời ở ngoài hoàng cung và tại các nơi khác nhau. Rốt cuộc những địa điểm đó là nơi nào?

Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người đã xây dựng nền móng cho triều đại nhà Thanh, ông qua đời trước khi nhập quan nên chắc chắn không thể chết ở Bắc Kinh.

Trong trận Ninh Viễn năm 1626, quân Minh mang theo đại bác do quân đội Bồ Đào Nha chế tạo trở về Thẩm Dương, đối đầu trực diện với đội quân Bát kỳ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Nhiều người tin rằng ông đã bị trọng thương trong trận chiến này. Tháng 8 cùng năm, Nỗ Nhĩ Cáp Xích lặng lẽ qua đời vì bệnh nặng, năm đó ông 68 tuổi.

Thi hài của ông được mang về an táng tại Phúc lăng, về sau được con cháu truy tôn là Thanh Thái Tổ.

Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực

Năm 1641, Hoàng Thái Cực đang chiến đấu với quân Minh ở tiền tuyến thì nghe tin Thần phi bệnh nặng, ông lập tức trở về Thịnh Kinh nhưng không kịp. Cái chết của Thần phi khiến ông đau buồn cực độ, tâm lý suy sụp khiến sức khỏe dần dần yếu đi.

Năm 1643, Hoàng Thái Cực qua đời tại hậu cung Thẩm Dương. Ông qua đời khi chưa kịp chỉ định người nối ngôi, chính vì vậy mà sau đó đã xảy ra cuộc tranh chấp ngôi vị trong hoàng tộc, cuối cùng Hoàng đế Thuận Trị đã đăng cơ thành công.

Triều đại nhà Thanh có 12 vị Hoàng đế nhưng chỉ có 3 người băng hà tại Tử Cấm Thành, rốt cuộc 9 người còn lại đã qua đời ở đâu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

 

Thanh Thánh Tổ Khang Hi

Vì hoàng thất Mãn Thanh không quen thuộc với thời tiết đầy biến động ở phía Nam nên đã xây dựng cung điện ở nhiều nơi. Trong số các cung điện đó có Viên Minh viên, được tiến hành xây dựng từ thời Hoàng đế Khang Hi.

Năm 1722, Hoàng đế Khang Hi băng hà tại Sướng Xuân viên, Thuận Thiên phủ, hưởng thọ 69 tuổi. Ông là Hoàng đế tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Thanh Thế Tông Ung Chính

Thời còn trẻ, Hoàng đế Ung Chính dễ bị say nắng và đặc biệt sợ nóng. Chính vì vậy mà ông thường xuyên ở tại Viên Minh viên mát mẻ. Năm 1735, Hoàng đế Ung Chính băng hà ở Viên Minh viên, cái chết đột ngột của ông đã trở thành chủ đề được bàn tán trong nhiều năm bởi sử sách không ghi chép rõ nguyên nhân.

 

Thanh Nhân Tông Gia Khánh

Năm 1820, Hoàng đế Gia Khánh băng hà tại Hành cung Nhiệt Hà, cách Bắc Kinh 230km về hướng Đông Bắc. Các nhà sử học cho rằng, ông qua đời vì các bệnh tim mạch và ảnh hưởng của chứng say nắng.

Thanh Tuyên Tông Đạo Quang

Năm 1850, lúc này Trung Quốc đã bước vào thời cận đại, triều đình nhà Thanh không thể duy trì chính sách bế quan. Những năm cuối đời, Hoàng đế Đạo Quang luôn lo lắng về tình hình chính trị dẫn đến sức khỏe suy kiệt. Ông băng hà ở tuổi 69 tại Viên Minh viên vì bệnh nặng. Trước khi mất, Hoàng đế Đạo Quang đã kịp ban chỉ dụ lập Hoàng đế Hàm Phong lên ngôi.

Triều đại nhà Thanh có 12 vị Hoàng đế nhưng chỉ có 3 người băng hà tại Tử Cấm Thành, rốt cuộc 9 người còn lại đã qua đời ở đâu? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

 

Thanh Văn Tông Hàm Phong

Năm 1856, cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ 2 nổ ra. Đây là một khó khăn nghiêm trọng đối với Hoàng đế Hàm Phong mới 25 tuổi. Vào thời điểm đó, Hoàng đế và Hoàng thất đã viện cớ trốn đến Hành cung Nhiệt Hà.

Năm 1861, sức khỏe của Hoàng đế Hàm Phong trở nặng. Đến tháng 7 cùng năm, Hoàng đế băng hà ở tẩm cung Tị Thử Sơn trang. Sau đó được an táng tại Định lăng, thuộc Thanh Đông lăng.

Thanh Đức Tông Quang Tự

Sau chính biến Mậu Tuất, Hoàng đế Quang Tự bị mất đi thực quyền. Từ năm 1898 đến 1908, ông sống trong cảnh giam cầm. Trong thời gian đó, ông học luật và đọc sách của nhiều nước.

 

Năm 1908, Hoàng đế Quang Tự và Từ Hi Thái hậu đều lâm trọng bệnh. Ông đã đột ngột qua đời tại Doanh Đài, một ngày trước khi Từ Hi Thái hậu mất. Năm 2008, sau khi nghiên cứu mẫu tóc của Hoàng đế Quang Tự, các nhà khoa học đã kết luận ông chết vì nhiễm độc thạch tín.

Tuyên Thống Đế Phổ Nghi

Ông là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh và cũng là Hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ông bị đuổi khỏi hoàng cung sau một cuộc đảo chính do Phùng Ngọc Tường khởi xướng vào năm 1920 và từ đó không trở lại Tử Cấm Thành.

Năm 1967, Phổ Nghi qua đời do biến chứng của ung thư thận và bệnh tim. Đến năm 1995, vợ Phổ Nghi đã mang tro cốt của ông đến một nghĩa trang cách Bắc Kinh 120km về phía Tây Nam. Ông là Hoàng đế duy nhất của nhà Thanh không có miếu hiệu và thụy hiệu, qua đời dưới thân phận thường dân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm