Triều đại nhà Thanh đã chọn phi tần như thế nào? Không nhìn đẹp xấu chỉ cần đủ 2 điều kiện
Con đười ươi nhai lá thuốc đắp lên vết thương để tự chữa lành / Chân dung ‘siêu nhân' trong thế giới của những chiếc máy xúc
Nhưng trên thực tế, trước thời nhà Thanh, việc hoàng đế tuyển chọn phi tần quả thực chủ yếu dựa vào sở thích cá nhân của hoàng đế.
Khi lựa chọn phi tần vào thời nhà Hán, những người được chỉ định sẽ được yêu cầu kiểm tra phụ nữ trong độ tuổi từ 13 đến 20 ở Trường An hoặc Lạc Dương, kiểm tra cơ thể và ngoại hình của họ, đặc biệt là khuôn mặt.
(Ảnh minh họa)
Một ví dụ khác, việc tuyển chọn thê thiếp thời nhà Minh cũng chú ý đến dung mạo đẹp đẽ. Lúc bấy giờ việc tuyển chọn thê thiếp thời nhà Minh cũng yêu cầu nhiều mỹ nữ trong dân chúng đứng cùng nhau, sau đó một bộ phận chuyên môn sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn. Khi đó, trong số 4000 ứng viên cuối cùng chỉ còn lại 1000 người. Những người khác không được chọn đều được đưa quay trở về địa phương. Các cuộc thi tuyển chọn phi tần trước đây cũng giống như các cuộc thi sắc đẹp ngày nay, miễn là bạn có ngoại hình xinh đẹp và tư thế tao nhã, sau đó bạn có thể được chọn vào hậu cung của hoàng đế, trở thành một phi tần.
(Ảnh minh họa)
Tất nhiên, việc tuyển chọn phi tần trong triều đại nhà Minh cũng có những đặc điểm riêng, những người phụ nữ được chọn phải xuất thân từ gia đình nghèo khó chứ không phải con nhà quan. Bởi những người phụ nữ trong gia đình quan viên có thể sẽ sống quá xa hoa và sẽ không trở thành một phi tần đức hạnh. Chỉ những cung nữ xuất thân nghèo khó mới biết tiết kiệm, như vậy mới có thể phò tá hoàng đế lập nghiệp.
(Ảnh minh họa)
Sau khi triều đại nhà Thanh được thành lập, một số hệ thống tuyển chọn khác đã được thực hiện trên cơ sở lựa chọn thê thiếp trong triều đại nhà Minh. Trong triều đại nhà Thanh, xinh đẹp và xấu xí trong việc lựa chọn phi tần không quá quan trọng, chỉ cần phải kiểm tra xem cô ấy có đáp ứng hai điều kiện hay không.
Phi tần triều Thanh đều xuất thân từ tú nữ, và khi triều Thanh tuyển tú nữ, chủ yếu sẽ tuyển những cô gái xuất thân từ những gia đình là người Mãn. Phàm là những cô gái người Mãn từ 13 đến 17 tuổi bắt buộc đều phải đến Hộ bộ (chức quan thời xưa, Trung Quốc) để làm hồ sơ ứng tuyển, sau đó sẽ tham gia cuộc thi 3 năm mới tổ chức 1 lần: "Tuyển tú nữ".
(Ảnh minh họa)
Từ năm của Càn Long đã đưa ra quy định, nếu đã là phụ nữ người Mãn thì đều phải tham gia cuộc thi, nếu không tham gia sẽ không được đi xem mắt, không được "thành thân".
Khi tham gia cuộc thi "Tuyển tú nữ", các cô gái bắt buộc phải mặc Kì trang (trang phục trong cung đình của phụ nữ Mãn Thanh, Trung Quốc), không được mặc các trang phục thông thường hàng ngày hoặc bất cứ loại trang phục nào khác.
(Ảnh minh họa)
Cứ như vậy, 5 đến 6 người trong 1 nhóm tham gia tuyển chọn. Và một điều gây ngạc nhiên là, trong các tiêu chuẩn tuyển chọn tú nữ của triều Thanh, nhan sắc của các cô gái lại tuyệt nhiên không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng nhất là: dòng dõi và tình trạng gia đình, dòng tộc của người tham gia tuyển chọn!
Tất nhiên, sau khi vượt qua vòng xác minh danh tính và gia cảnh, các cô gái còn phải vượt qua điều kiện thứ hai, đó là kiểm tra một phần cơ thể. Yêu cầu người hầu gái trong cung kiểm tra xem nách của họ có mùi đặc biệt nào không và không được có mùi cơ thể vì sẽ khiến hoàng đế nổi giận.
(Ảnh minh họa)
Trải qua những tầng sàng lọc này mới có thể bước vào vòng “chung kết”. Sau đó mỹ nữ có thể vào ngự hoa viên vào ngày thứ hai, những cô gái đứng thành một hàng để hoàng đế hoặc thái hậu lựa chọn, cứ như vậy toàn bộ quá trình việc lựa chọn thê thiếp có thể được hoàn thành.
Vận mệnh của các phi tần cũng rất thăng trầm, phía sau họ kéo theo biết bao lợi ích và sự tranh đấu của các gia tộc. Với việc tuyển chọn như vậy, sẽ không ngạc nhiên khi mà những "người yêu lịch sử" cảm thấy vô cùng sốc khi nhìn vào những bức ảnh của những phi tần nhà Thanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'