Khám phá

Triệu khách thăm Tử Cấm Thành mỗi năm cùng thắc mắc 1 câu hỏi “Người xưa di chuyển trăm tấn đá về xây cung điện cách nào?”, chuyên gia trả lời khiến ai cũng ‘bật ngửa’

Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc cung điện đồ sộ được xây dựng bằng gỗ và những phiến đá cẩm thạch lớn hàng trăm tấn. Với khối óc tài tình, những người xây dựng Cố cung đã nghĩ ra một phương pháp “vi diệu” để di chuyển những khối đá này.

Hoàng Dung xinh đẹp như tiên, Quách Tĩnh và Âu Dương Khắc đều bị mê hoặc, vì sao chỉ có Dương Khang thờ ơ? / Thời cổ đại không có nhận dạng vân tay, vậy tại sao vẫn điểm chỉ vân tay, đừng coi thường trí tuệ của người xưa

Tử Cấm Thành với những phiến đá cẩm thạch khổng lồ

Được công nhận là Di sản Thế giới, Tử Cấm Thành ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh là nơi ngự trị quyền lực của triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tử Cấm Thành hay Cố cung được xây dựng trong hơn một thập kỷ bằng gỗ quý từ các khu từng phía tây nam Trung Quốc và đá cẩm thạch lớn từ những mỏ đá gần Bắc Kinh.

Để xây dựng Tử Cấm Thành, người xưa đã mất nhiều năm để chuẩn bị các vật liệu khác nhau. Việc vận chuyển vật liệu quý về Bắc Kinh xây dựng cũng được tính toán và giám sát cẩn thận. Điều đó đặt ra những câu hỏi hóc búa về cách họ vận chuyển những vật liệu nặng như những phiến đá cẩm thạch nguyên khối hàng trăm tấn.

"Làm thế nào họ đưa được những tảng đá khổng lồ này đến Bắc Kinh?", giáo sư kỹ thuật Howard Stone của Đại học Princeton, đồng tác giả của báo cáo Proceedings of the National Academy of Sciences đưa ra thắc mắc. Câu hỏi tò mò này đã thôi thúc ông tìm hiểu về kỹ thuật vận chuyển của người xưa.

Chẳng hạn như với phiến đá cẩm thạch chạm khắc nổi rồng mây tinh xảo giữa bậc thang lên Điện Thái Hoà nặng hơn 300 tấn. Phiến đá kích thước lớn lớn được đặt trên cao trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch. Nó có chiều dài 16,8 mét, rộng 3 mét, dày khoảng 1 mét. Có rất nhiều bí ẩn và truyền thuyết về sự xuất hiện của phiến đá cẩm thạch này.

Đá cẩm thạch có chạm nổi hình rồng được nhiều người biết đến. Nó nằm ở vị trí cao phía trước sảnh của cung điện. Kích thước của nó khiến du khách phải kinh ngạc. Ảnh: Chui Hu

Đá cẩm thạch có chạm nổi hình rồng được nhiều người biết đến. Nó nằm ở vị trí cao phía trước sảnh của cung điện. Kích thước của nó khiến du khách phải kinh ngạc. Ảnh: Chui Hu

Trong các công trình cổ đại từ Kim tự tháp Ai Cập cho đến những tảng đá khổng lồ trên Đảo Phục Sinh, những vật liệu kich thước khổng lồ không còn quá xa lạ. Người xưa đã dùng sức kéo của động vật, của những người đàn ông khoẻ mạnh hoặc dùng những con lăn.

Song, đối với Tử Cấm Thành của Trung Quốc, những người thợ đã dùng cách đặc biệt để di chuyển những tảng đá lớn về xây cung điện. Các nhà nghiên cứu quyết tâm đi tìm lời giải cho câu hỏi hóc búa và đây là câu trả lời được nhóm nghiên cứu đưa ra.

Bí ẩn các phiến đá trong Tử Cấm Thành được tiết lộ

Sau khi tìm kiếm các tài liệu lưu trữ, nhà nghiên cứu Jiang Li thuộc Đại học Thanh Hoa đã tìm thấy hồ sơ 500 năm tuổi của Trung Quốc khẳng định rằng năm 1557, một tảng đá nặng 123 tấn được vận chuyển trong 28 ngày từ một mỏ đá đến Tử Cấm Thành bằng xe trượt băng bằng gỗ.

Một tài liệu tương tự ghi lại những tranh cãi của quan chức triều đình năm 1596 về việc làm thế nào để chuyển thêm đá vào Tử Cấm Thành. Một số người cho rằng sức kéo của những người đàn ông và xe trượt tuyết là cách an toàn để vận chuyển những khối đá quý.

 

Trên thực tế, phân tích của nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng xe của Trung Quốc vào thế kỷ 16 không thể chở được đá nặng hơn 96 tấn. Những phương pháp vận chuyển giả thiết như con lăn, ván gỗ cho thấy chúng vẫn tạo ra quá nhiều ma sát để có thể di chuyển dễ dàng. Hơn nữa, việc lăn đá trên những khúc gỗ không khả thi vì con đường dài không bằng phẳng.

Thay vào đó, các chuyên gia từ hai trường đại học ở Bắc Kinh và Đại học Princeton ở Mỹ tin rằng các công nhân đã làm một "con đường băng nhân tạo" trong mùa đông.

Các "xa lộ băng" kéo dài 70km từ mỏ đá đến Tử Cấm Thành và đi qua một số con sông. Một đội khoảng gần 50 người sẽ kéo những phiến đá. Họ múc nước từ những chiếc giếng đào cách nhau 500 mét dọc theo con đường để tạo đường băng và "bôi trơn" con đường. Băng khi ướt sẽ giảm ma sát hơn rất nhiều so với bình thường.

Triệu khách thăm Tử Cấm Thành mỗi năm cùng thắc mắc 1 câu hỏi “Người xưa di chuyển trăm tấn đá về xây cung điện cách nào?”, chuyên gia trả lời khiến ai cũng ‘bật ngửa’ - Ảnh 2.

Các chuyên gia tính toán rằng nếu không đổ nước trên băng thì cần tới 338 người kéo tảng đá nặng 123 tấn. Nhưng khi đổ thêm nước để bôi trơn, chỉ cần 46 người đàn ông di chuyển khối đá.

Bằng cách này, những phiến đá khổng lồ sẽ trượt với tốc độ 0,29 km/h. Đó là một vận tốc đủ nhanh để đường băng còn ướt khi phiến đá trượt qua, trước khi nước đóng băng trở lại. Phân tích cũng cho thấy nhiệt độ trung bình ở Bắc Kinh vào tháng Giêng đủ lạnh để tạo ra băng chịu đựng được sức nặng của những tảng đá.

 

Nhà khảo cổ học Charles Faulkner của Đại học Tennessee, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: "Tôi không ngạc nhiên. Nếu bạn có đủ người, đủ dây và đủ thời gian, bạn có thể di chuyển bất cứ thứ gì. Và họ đã có rất nhiều thời gian và rất nhiều người".

Nhóm nghiên cứu cho biết việc đi tìm câu trả lời làm sáng tỏ kỹ thuật tinh vi của người Trung Quốc xưa. Họ nắm được các đặc tính của băng để tận dụng nó một cách hiệu quả. Có thể nói rằng những con đường băng đại diện cho trí tuệ tuyệt vời của người xưa trong việc xây dựng những công trình vĩ đại ở Trung Quốc.

Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm