Trong 'Tây Du Ký', hai loại quả giúp trường sinh là đào tiên và nhân sâm, loại nào hiệu quả hơn? Thổ Địa tiết lộ bí mật chỉ bằng một lời
Trong 'Tây Du Ký', Quan Âm Bồ Tát có pháp thuật cao được thiên đình kính trọng như vậy, sao lại 'sợ' Trấn Nguyên Tử? Xem ngài nói về Như Lai là rõ / Trong Tây Du Ký, ngoài Tôn Ngộ Không còn có 2 người khác phải đeo vòng kim cô, trùm cuối nhiều tới mức khiến dân tình bật ngửa
Nhiều người đã đọc kỹ "Tây Du Ký" đều hiểu rằng các vị thần trong "Tây Du Ký" không phải là bất tử, mặc dù họ đã trở thành thần tiên và sống lâu hơn người phàm rất nhiều nhưng tuổi thọ đều có giới hạn. Bối cảnh ẩn giấu của "Tây Du Ký" là các vị thần sẽ trải qua độ kiếp cứ sau 500 năm. Nếu vượt qua độ kiếp thành công, sức mạnh của họ sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu thất bại, họ có thể không thể cứu được. Vì vậy, nhiều vị thần khi đạt được đến cảnh giới cao nhất định họ không muốn độ kiếp đầy rủi ro mà tìm phương pháp khác an toàn hơn. Và phương pháp kéo dài tuổi thọ nổi tiếng nhất trong "Tây Du Ký" là ăn quả đào tiên của Tây Vương Mẫu và quả nhân sâm của Trấn Nguyên Tử. Hai loại quản thần được đề cập trong tác phẩm đã được phóng đại, nhưng một số người tò mò, giữa hai loại quả thần này, loại nào có hiệu quả tốt hơn?
Ảnh minh họa
Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào quả đào tiên của Tây Vương Mẫu. Đào tiên có lẽ là loại quả giúp kéo dài sự sống đối với phần lớn các thần tiên ở thiên giới trong toàn bộ thế giới "Tây Du Ký". Tất cả các vị thần trên thiên giới đều dựa vào đào tiên để tránh những tai họa năm trăm năm chỉ xảy ra một lần.
Tạo hình Tây Vương Mẫu - chủ nhân vườn đào tiên trong phin "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Trong nguyên tác "Tây Du Ký" của tác giả Ngô Thừa Ân khi viết về đào tiên có đọn Thổ Địa giới thiệu: Đào tiên ra hoa kết quả mất mấy nghìn năm, quả chín mất thêm 9.000 năm. Ai có phúc ăn được đào tiên sẽ trường sinh bất lão. Vườn đào của Tây Vương Mẫu có 3 loại: Loại đào thứ nhất hoa rất nhỏ, quả cũng nhỏ, 3000 năm mới đơm hoa kết trái một lần. Người ăn vào thì thân thể kiện khang nhẹ nhàng, trí huệ khai mở, thành tựu tiên đạo; Loại đào thứ hai hoa thơm quả ngọt, cứ mỗi 6000 năm mới khai hoa kết quả, người ăn vào có thể bay bổng lên mây, sống lâu muôn tuổi, trẻ mãi không già; Loại đào thứ ba quý hiếm nhất, vỏ có vân tím, hạt màu vàng nhạt, 9000 năm mới chín, người ăn vào thọ ngang trời đất, sánh cùng nhật nguyệt.
Vườn đào của Tây Vương Mẫu có tổng cộng 3.600 cây đào, trong đó 1.200 cây đào chỉ có thể trở thành trường sinh bất tử nếu được ăn, điều này không có tác dụng gì đối với những người bất tử đã đạt được giác ngộ cao. Loạt quả của 2.400 cây còn lại có tác dụng kéo dài tuổi thọ nhưng Tây Vương Mẫu chắc chắn sẽ cung cấp với số lượng có hạn, vì đây là cách bà kiểm soát các vị thần. Vì nguồn cung cấp của quả đào tiên có hạn nên hiệu quả không thể phóng đại quá mức, nó có thể kéo dài tuổi thọ bằng một lần tái sinh, tức là năm trăm năm. Cứ mỗi năm trăm năm, các vị thần lại phải xin Tây Vương Mẫu ban thưởng cho họ một quả đào để cứu mạng độ kiếp.
Dù ở "Tây Du Ký" không viết rõ về Tây Vương Mẫu, nhưng tất cả các vị thần ở thiên giới đều cung kính bà. Đào tiên do Tây Vương Mẫu cai quản, chính vì quý giá như vậy, nên chỉ có những vị đại tiên, thượng tiên mới có tư cách thưởng thức.
Bên cạnh đào tiên, "Tây Du Ký" còn một loại quả khác gây tò mò không kém là nhân sâm của Trấn Nguyên Tử đại tiên. Trong nguyên tác, tác giả Ngô Thừa Ân miêu tả
Cây nhân sâm của Trấn Nguyên Tử sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang Quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là “Vạn Thọ thảo hoàn đơn”, cũng gọi là “Nhân sâm quả”.
Theo nguyên tác viết, số lượng cây nhân sâm ở Ngũ Trang Quán ít hơn nhiều so với cây đào ở vườn đào trên thiên đình, và năng suất cũng rất thấp. Trong "Tây Du Ký", chương 24, Thổ Địa giới thiệu quả nhân sâm cho Tôn Ngộ Không: Quả nhân sâm có hình dáng giống như một đứa trẻ, mất trên 3.000 năm mới ra hoa, 3.000 năm sau nữa mới kết quả, và thêm 3.000 năm nữa quả mới chín và ăn được. Trong gần 10.000 năm đó, cây chỉ kết được 30 quả nên chỉ cần ai được ngửi quả nhân sâm đã có thể sống thọ 360 tuổi, ăn được một quả thì sẽ sống được 47.000 năm.
Cây nhân sâm gần 10.000 năm mới ra quả một lần, mỗi lần chỉ có 30 quả. Năng suất thấp như vậy làm sao đáp ứng được nhu cầu thị trường? Hãy cùng xem tác dụng của quả nhân sâm nhé. Thổ Địa cho biết nếu ngửi quả nhân sâm có thể sống 360 năm, ăn một quả có thể kéo dài tuổi thọ thêm 47.000 năm. Thoạt nhìn có vẻ hoành tráng hơn quả đào tiên của Tây Vương Mẫu rất nhiều nhưng thực tế không phải vậy.
Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử (hay Trấn Nguyên Đại Tiên) là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn, được cói là ông tổ của dòng Địa tiên. Cây nhân sâm của ông cũng là sản phẩm của Địa Giới. Điều này có thể được chứng minh qua những quả nhân sâm tạo ra có hình dáng như một đứa bé ba tuổi, có tứ chi, hay nói cách khác là quả có đặc điểm giống hình dáng con người. Quả nhân sâm này dường như không có chút thần tiên nào.
Vì là sản phẩm của trần gian nên tác dụng kéo dài tuổi thọ của quả nhân sâm này cũng là tiêu chuẩn của trần gian. Tức là 47.000 năm này là tính thời gian ở hạ giới của loài người. "Một ngày trên trời bằng một năm dưới đất". 47.000 năm ở thế giới loài người chỉ bằng 128 năm ở thế giới thần tiên. Quả đào tiên năm trăm năm theo đúng nghĩa đen là năm trăm năm trong tiên giới. Nếu so sánh, tác dụng chữa bệnh của quả đào tiên tốt hơn nhiều so với quả nhân sâm. Trên thực tế, cây nhân sâm này chỉ là tài sản riêng của Trấn Nguyên Tử, và những quả nhân sâm này chỉ được ông sử dụng để chiêu đãi khách quý. Phân tích từ những chi tiết này thì hiệu quả của quả nhân sâm kém hơn đào tiên rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Linh dương ác chiến giành sự sống trước trăn khổng lồ và cái kết ‘đồng quy vu tận’
CLIP: Sư tử "đanh đá", thách thức quyền uy tối thượng của sư tử đực
CLIP: Rắn hổ mang chúa “khủng” dài 3,4 mét gây hoảng loạn trong ngôi nhà
Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam: Được xây nhanh nhất thế giới, nằm ở nơi ít ai nghĩ đến
Châu Phi có lượng nước ngầm nhiều gấp 100 lần bề mặt! Tại sao người dân không đào giếng mà phải đi tìm nước khắp nơi?
Đại tướng duy nhất của Việt Nam là người Quảng Trị: Gia thế đáng ngưỡng mộ, tên được đặt cho nhiều địa danh