Trong 'Tây Du Ký', Quan Âm có pháp thuật cao được thiên đình kính trọng như vậy, sao lại 'sợ' Trấn Nguyên Tử? Xem ngài nói về Như Lai là rõ
Tây Du Ký có bao nhiêu người đi thỉnh kinh? Nhắm mắt cũng trả lời được nhưng đa số đều sai đáp án / 99% người xem Tây Du Ký không thể liệt kê tên gọi của 7 yêu nhền nhện dù 7 cái tên này cực dễ nhớ!
Trong nguyên tác "tây Du Ký", Trong thế giới "Tây Du Ký", ngoài Phật giáo và Đạo giáo vẫn còn tồn tại một nhóm thần tiên khác. Họ chưa từng chịu sự quản thúc của bất cứ giáo phái nào, thậm chí bản lĩnh của họ khiến ai cũng phải khiếp sợ. Những vị thần tiên này được quy lại thành một nhóm gọi là "Địa Tiên". Địa Tiên là những nhân vật nằm ngoài vòng Tam giới vì họ không những thông tường Đạo giáo, mà còn thấu hiểu Phật giáo. Họ có thể ngao du Tam giới mà không chịu bất kỳ sự quản thúc nào, hoàn toàn tự do tự tại. Có rất nhiều Địa Tiên pháp lực thâm hậu, có quyền lực mạnh mẽ trong Tam giới, ngay cả Ngọc Đế và Quán Thế Âm Bồ Tát cũng phải nể phục họ. Điển hình như nhân vật Trấn Nguyên Tử.
Địa Tiên là những nhân vật nằm ngoài vòng Tam giới vì họ không những thông tường Đạo giáo, mà còn thấu hiểu Phật giáo.
Theo Đạo giáo Trung Hoa, Trấn Nguyên Tử hay Trấn Nguyên Đại Tiên là một trong ba vị đại tiên của Địa Liệt Tam Tôn. Ngài cũng được xem là ông tổ của dòng địa tiên, tức các vị tiên đã tu hành, đạt được quả vị nhưng ngụ ở mặt đất chứ không lên trời. Với thân thế như vậy, Trấn Nguyên Đại Tiên là một vị chân nhân đạo gia có đạo hạnh thâm sâu, địa vị không nhỏ.
Trên hành trình đi thỉnh kinh, khi thầy trò Đường Tăng tới Ngũ Trang quán: "Núi này tên gọi núi Vạn Thọ, trong núi có một đạo quán gọi là quán Ngũ Trang, trong quán có một vị tiên, đạo hiệu là Trấn Nguyên Tử, còn có tên là Dữ Thế Đồng Quân. Hôm ấy, Trấn Nguyên Đại Tiên nhận được tờ thiếp của Nguyên Thủy Thiên Tôn mời đến cung Di La trên Thương Thanh Thiên nghe giảng về “Hỗn nguyên đạo quả”. Tiên ông bèn dẫn bốn mươi sáu đồ đệ lên thượng giới nghe giảng, để hai vị ở lại trông nhà. Một vị tên là Thanh Phong, một vị tên là Minh Nguyệt. Trước khi đi, Trấn Nguyên đại tiên dặn dò hai đồng tử hái quả nhân sâm tiếp đãi Đường Tam Tạng"…
Sau khi ba đồ đệ của Đường Tăng trộm quả nhân sâm, Tôn Ngộ Không còn đánh đổ cây thần khiến Trấn Nguyên Tử vô cùng tức giận. Sau khi quật đổ cây nhân sâm, Tôn Ngộ Không đưa sư phụ và các nhị đệ bỏ trốn nhưng dọc đường bị Trấn Nguyên Tử bắt lại. Dù sở hữu 72 phép biến hóa cùng thuật cân đẩu vân nhưng Tôn Ngộ Không cũng không bay thoát được tay áo của Trấn Nguyên Tử.
Sau khi Tôn Ngộ Không thoát khỏi bị trói và làm thủng chảo dầu, Trấn Nguyên Tử nói với hắn: "Ngươi thật là một con khỉ tàn nhẫn, dám đánh đổ cây nhân sâm của ta. Ta cũng biết ngươi thần thông quảng đại. Song bởi ngươi vô lễ quá, dầu hay biến hóa cũng ra không khỏi tay áo ta. Vậy ngươi đi với ta đến Tây Phương gặp Phật Tổ, thử coi ngài xử ngươi phải bồi thường cây nhân sâm cho ta chăng? Không lẽ ngươi ngang tàng, mà cãi lẽ cho đặng". Qua chi tiết này cho thấy Trấn Nguyên Tử không hề e dè trước thực lực và địa vị Như Lai, sẵn sàng đưa Tôn Ngộ Không đến đối chấp đòi công bằng.
Tạo hình nhân vật Trấn Nguyên Tử và Tôn Ngộ Không trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Dưới sức ép của Trấn Nguyên Tử cuối cùng, Tôn Ngộ Không phải lập lời cam kết đi tìm thuốc cứu cây để giải thoát sư phụ cùng các sư đệ.
Khi Tôn Ngộ Không đi tìm thuốc cứu cây nhân sâm nhưng cầu cứu nhiều nơi không có kết quả. Sau đó gặp Bồ Tát ở núi Lạc Già, đoạn chuyện trò đó có những câu thế này: "Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhượng ông ấy 3 phần”. Chữ "nhượng" này cho thấy vị đại tiên Trấn Nguyên này có sức mạnh rất lớn, vì chỉ thế mới đủ khiến Quan Âm "nhượng 3 phần".
Khi Quán Âm nói ra lời này, ngài cũng thẳng thắn việc mình khiêm nhường trước địa vị và thực lực của Trấn Nguyên Tử. Quán Âm và Tôn Ngộ Không cũng sợ Trấn Nguyên Tử làm hại Đường Tăng, như vậy đại nghiệp thỉnh kinh Phật sẽ không còn nữa. Vì vậy, Quán Âm đã theo Tôn Ngộ Không đến Ngũ Trang Quan và cứu cây nhân sâm, sau đó Quan Âm tỏ lòng kính trọng với Chân Nguyên Tử trước khi rời đi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ