Trong 'Tây Du Ký', tại sao Trư Bát Giới lại che giấu sự thật việc bị giáng trần làm lợn?
Ba Tam Tiên mạnh nhất trong Tây Du Ký có thể tự do ra vào trong Tam giới, ngay cả Ngọc Hoàng cũng phải 'sợ hãi' / Trong 'Tây Du Ký', tại sao quái vật đầu tiên mà Đường Tăng gặp lại là con hổ tinh? Quan Thế Âm Bồ Tát muốn làm gì?
Ảnh minh họa
Theo nguyên tác, Đường Tăng, tiền kiếp là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn. Trong 9 kiếp đầu, Đường Tăng có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Sa Tăng ăn thịt. Chuỗi vòng cổ của Sa Tăng được kết chính từ 9 đầu lâu của tiền kiếp Đường Tăng.
Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh ở thiên đình. Dựa theo cấp bậc Đạo Gia, Thiên Bồng Nguyên soái – có một địa vị rất cao. Hắn là thủ lĩnh Tứ Thánh Bắc Cực, một trong 4 vị thần tiên hộ mệnh quan trọng nhất của Đạo Gia trên thiên đình, thuộc cấp bậc thứ 6. Trước khi xảy ra sự cố, hắn thực sự có một cuộc sống suôn sẻ, giữ chức vụ cao, thường xuyên được bàn việc lớn với Ngọc Hoàng, tiệc to tiệc nhỏ gì của thiên đình hắn cũng được mời.
Kiếp trước của Trư Bát Giới là Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh của thiên đình.
Do say rượu, chọc ghẹo Hằng Nga mà bị Ngọc Hoàng xử tội, giáng xuống hạ giới. Khác với Ngộ Không, và Bạch Long Mã nhưng tương tự Đường Tăng và Sa Tăng, Bát Giới bị đày xuống trần gian theo hình thức đầu thai. Nhưng nếu như Kim Thiền Tử cả 10 kiếp đều được đầu thai vào thân phận và hình hài một con người, còn Sa Tăng bị đày xuống hạ giới là yêu quái ở Lưu Sa Hà thì Bát Giới lại có hình hài một con quái vật gớm ghiếc, "nửa lợn, nửa người".
Ở hồi thứ 8, khi Quan Âm Bồ Tát và Huệ Ngạn hạ trần tìm người đi Tây Trúc thỉnh kinh, gặp được Bát Giới. Chàng ta giới thiệu mình thế này: “Tôi không phải heo rừng… tôi vốn là Thiên Bồng nguyên soái ở sông Ngân, bởi say rượu đi lạc vào cung Nguyệt mà chọc Hằng Nga, bị ông Linh Quan bắt giải về Thượng Ðế. Thượng Ðế bắt tội đánh tôi hai ngàn dùi, rồi đày xuống Trung Giai. Tôi đi đầu thai lạc đường nhằm heo rừng nái, mới ra thân thể như vậy. Tôi tức giận cắn heo nái chết tươi, và giết bầy heo rừng tuyệt tộc. Chiếm cứ hòn núi này, ăn thịt người đỡ đói, nay gặp Bồ Tát, xin cứu độ làm ơn”.
Đây là một chi tiết rất đáng lưu ý. Bởi hình hài quái vật nửa người nửa lợn của Bát Giới không phải là hình phạt đầu thai mà Thiên Đình quyết định dành cho hắn ta. Dù vô tình hay cố ý thì đó là hình thức đầu thai mà Bát Giới đã chọn. Tại sao vậy?
Nếu đầu thai thành người liệu Bát Giới chắc chắn sẽ quên hết kí ức và mất sạch những năng lực từng có của tiền kiếp giống như Đường Tăng? Đường Tăng chính là ví dụ cho hình thức đầu thai này. Để giữ được toàn bộ kí ức của mình và một phần năng lực của một Thiên Bồng Nguyên soái, Sa Tăng và Bát Giới chỉ có duy nhất 1 lựa chọn: Trở thành quái vật xấu xí. Bát Giới quyết chí chọn đầu thai thành Quái, thành Yêu. Thế nên nếu không mang hình hài lợn thì hắn cũng sẽ “hóa thân” thành một loài nửa người nửa thú dị hợm, gớm ghiếc.
Ngay từ khi được “heo rừng nái” sinh ra, hắn đã cắn chết cả mẹ lẫn “anh em” như muốn không ai biết về nguồn gốc đầu thai của mình. Họ Trư là nhân vật có tính cách phát triển rất phức tạp nhưng việc chàng cắn chết mẹ con heo rừng thì có chủ ý. Bát Giới muốn che giấu, ít nhất với người đời, về hình thức và thân phận đầu thai của mình. Hắn trong hình hài một con lợn, vẫn giữ được toàn bộ kí ức của tiền kiếp, nên Thiên Bồng Nguyên soái đương nhiên có cái tự tôn của bản thân.
Sau đó, tuyệt nhiên không thấy họ Trư gây ra việc ác, trừ việc đói quá mà… ăn thịt người. Hắn cư xử rất biết trên dưới với Mão Nhị Thơ – vốn là một con Công thành tinh, coi như mẹ nuôi vậy: “Núi nầy gọi là núi Phước Lăng, có một cái động gọi là động Vân Sạn, chủ động ấy gọi là Mão Nhị Thơ… vời tôi tới làm người trong nhà. Ở coi giúp việc gần một năm, bà ấy tận số gia tài về tôi, ở không ăn mãi núi lở non mòn, túng cùng phải ăn người cho qua bữa”.
Hãy chú ý, ngay từ hồi 8, Trư Bát Giới đã nhận lời để Quan Âm Bồ Tát qui y mà “giải nghiệp" đi tu đặt tên thành Ngộ Năng “giữ theo phép Phật, phải ăn chay cử mặn và cử ngũ uẩn, đợi thầy thỉnh kinh đi tới”. Vậy mà sau đó, hăn vẫn chứng nào tật nấy, lừa cưới Cao Túy Lan, thành rể của nhà họ Cao. Nhưng một lần do ăn uống quá no say mà để hiện nguyên hình, sau đó bắt con gái họ Cao nhốt ở lầu sau để ép sống cùng mình. “Có người họ Trư ở núi Phước Lăng tới xin làm rể, coi cũng phải người quân tử, đáng bực anh hào, nên tôi mới gả con... Khi mới, ở ăn phải cách, đi đứng nên người. Đến sau khác mặt khác mày, dị hình dị tướng".
Trên hành trình Tây Trúc thỉnh kinh, trải qua bao kiếp nạn, cứ đúng vào lúc rơi vào nghịch cảnh hiểm nghèo nhất, thì họ Trư luôn là kẻ đầu tiên đòi… chia hành lý, đường ai nấy đi. Khác với Đường Tăng, Ngộ Không, Sa Tăng và Bạch Long mã, Bát Giới tuyệt nhiên không thành tâm thỉnh kinh, cũng chẳng coi việc tu thành chính quả làm trọng. Hắn đúng hơn, là qua hành trình này, để đi tìm lời giải cho một câu hỏi bí ẩn của đời mình.
Ngay cả sau khi được Như Lai phong chức Tịch Đàn Xứ Giả, có thể tận hưởng đồ ăn ngon và những lễ vật từ người dân, nhưng Trư Bát Giới thường xuyên cảm thấy bị trói buộc, không thể theo đuổi tự do trong trái tim mình một cách hết mình. Hắn thà rằng lang thang khắp nơi, tìm kiếm bạn cũ, và tận hưởng cuộc sống tự do, quên đi quá khứ hơn là bị giới hạn trong vị thế đặc biệt này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gỗ quý 50 tỷ đồng bị đem làm 'chuồng lợn', nhóm lửa vì không biết giá trị, nhiều người nghĩ lại sẽ thấy tiếc
CLIP: Cuộc chạm trán bất ngờ giữa cừu trắng và gà trống, bài học đắt giá cho kẻ bắt nạt
Bí ẩn loài cây kịch độc có trong Sách Đỏ thế giới, ở Việt Nam mọc nhan nhản mà không ai biết
CLIP: Cuộc đối đầu kịch tính giữa gà trống và chó đực, "nhỏ mà có võ"
Ngượng chín mặt khi phóng to bức tranh cổ: 1.000 năm trước các họa sĩ đã táo bạo đến không tưởng
Phá dỡ ngôi nhà cổ 300 tuổi, người thợ bất ngờ phát hiện ‘bảo vật’ độc nhất, giá trị thực 1.650 tỷ