Khám phá

Trong 'Tây Du Ký', vì sao Bạch Long Mã không dám trở lại hình người để chiến đấu với quái vật, lý do thực sự khiến người ta phải suy nghĩ

Nhiều người thường nói trong "Tây Du Ký" chỉ có bốn thầy trò Đường Tăng đi về phía Tây cầu kinh, thực tế còn có người thứ năm đi cùng họ, và nhân vật này chính là Bạch Long Mã.

Trong 'Tây Du Ký', tại sao Tôn Ngộ Không bị lửa Tam muội chân hỏa trong lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân đốt nhiều ngày không sao, lại suýt bị Hồng Hài Nhi thiêu chết? / Trong 'Tây Du Ký', tại sao quái vật đầu tiên mà Đường Tăng gặp lại là con hổ tinh? Quan Thế Âm Bồ Tát muốn làm gì?

Ít ai biết rằng, bên cạnh Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng, Bạch Long mã cũng là một đồ đệ của Đường Tăng, và là một phần không thể thiếu trong nhóm bảo vệ sư phụ trên đường đến Tây Thiên thỉnh kinh. Trong nguyên tắc, Bạch Long Mã được miêu tả là Tiểu Bạch Long, vốn là Tam Thái tử của Tây Hải Long Vương. Sau khi được Bồ Tát Quán Thế Âm quy y, hắn phò tá Đường Tăng đi lấy kinh và tu hành chính đạo. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây: Tại sao Đường Tăng bị bắt nhiều lần trong "Tây Du Ký" mà Bạch Long Mã hầu như không biến thành hình dạng con người để cùng 3 sư huynh chiến đấu với quái vật? Trên thực tế, có một lý do đằng sau điều này đáng để suy ngẫm.

tây du ký 3

Trong nguyên tắc, Bạch Long Mã được miêu tả là Tiểu Bạch Long, vốn là Tam Thái tử của Tây Hải Long Vương.

Đầu tiên nói một chút tại sao Tiểu Bạch Long lại biến thành ngựa bạch? Theo nguyên tác, Tiểu Bạch Long bị kết án tử hình vì đốt viên ngọc do Ngọc Hoàng tặng làm quà cưới. Nguyên nhân là vì hắn phát hiện vị hôn thê của mình là Công chúa Vạn Thánh đã lừa dối, ngoại tình với Cửu Đầu Trùng, Bạch Long đã phá phách đồ đạc trong cơn tức giận, vô tình làm hỏng đồ quý do Ngọc Hoàng tặng nên đã phạm tội. Trong lúc bị treo giữa trời chờ chết thì được Quán Thế Âm cứu và quy y, chỉ điểm đợi Đường Tăng tới và phò tá sư phụ đi lấy kinh.

tây du ký 1

Tuy nhiên, do một số tình huống vô tình kết hợp, Bạch Long đã ăn nhầm con ngựa trắng của Đường Tăng. Vì vậy, để trừng phạt hắn, Quán Thế Âm đã thu ngọc rồng, buộc hắn biến thành ngựa và trở thành thú cưỡi của Đường Tăng.

tây du ký 5

tây du ký 4

Trong suốt hành trình thỉnh kinh, Bạch Long Mã được ít người chú ý nhất bởi nhân vật này gần như không bao giờ tham gia vào các trận đánh với yêu quái và không mấy khi thể hiện tài phép của mình biến thành người. Trong suốt hành trình đi thỉnh kinh, Bạch Long Mã chỉ trở lại hình dạng con người hai lần.

 

tây du ký 2

Lần thứ nhất là sau khi Đường Tăng đuổi Tôn Ngộ Không đi thì bị yêu quái biến thành một con hổ và bị giam cầm. Trong khi Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng không thể đánh bại yêu quái thì Bạch Long Mã đã biến thành một cung nữ để ám sát kẻ thù. Dù điều kiện bất lợi nhưng ngựa trắng của Đường Tăng vẫn một mình dũng cảm đi đánh yêu quái. Cuối cùng phải tạm tìm đường thoát thân khi bị thương. Vào thời khắp nguy nan, Bạch Long Mã vẫn bình tĩnh khuyên Trư Bát Giới mời đại sư huynh Tôn Ngộ Không về cứu sư phụ. Chi tiết này cũng chứng tỏ bản lĩnh gan dạ của Bạch Long Mã khi một mình đương đầu với yêu quái để bảo vệ sự phụ.

Lần thứ hai là khi tới tế Trại Quốc gặp việc bảo Phật bị đánh cắp, người lấy trộm di vật chính là người tình của Công chúa Vạn Thánh. Sau khi Bạch Long Mã biết chuyện này, hắn đã biến thành hình dạng con người và đến gặp Công chúa Vạn Thánh để lừa lấy lại bảo Phật.

tây du ký 6

Về phần tạo sao trên đường lấy kinh, Bạch Long Mã hiếm khi biến thành người để cùng với 3 sư huynh đánh yêu quái có hai lý do:

 

Một là do ngọc rồng không có trong cơ thể nên pháp lực của Bạch Long bị giảm đi rất nhiều, điều này khiến hiệu quả chiến đấu thấp, rất dễ bị thương khi đánh nhau với yêu quái. Hơn nữa, ba vị sư huynh có pháp lực rất lớn nên không cần đến Bạch Long.

Thứ hai là lời khuyên của Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi Đường Tăng đến phương Tây thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không và Bát Giới, Sa Tăng mặc dù có thần thông cường đại như vậy, nhưng họ vẫn từng bước vượt qua các kiếp nạn đến Tây Thiên để thỉnh kinh. Tục ngữ có câu, lòng thành dẫn đến tâm linh, cho nên Bạch Long thân mang tội, đương nhiên phải chuyên tâm để hoàn thành công đức của mình.

tây du ký 0

Vì vậy, Bạch Long cần mẫn làm thú cưỡi của Đường Tăng suốt dọc đường đi thỉnh kinh. Nhân vật Bạch Long Mã là sự tượng trưng về "ý" trong Phật giáo. Cái "ý" ở đây chính là ý chí, sự quyết tâm tiến về phía trước không lùi lại. Cũng bởi con ngựa này luôn tiến về phía trước mới có thể chở được Đường Tăng tới Tây Phương. Cũng chính nhờ sự nỗ lực và kiên trì ncủa mình mà cuối cùng hắn đã có thể lấy lại được thân rồng của mình và tu thành chính quả, được phong Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm