Khám phá

Trúng độc phồng da, nói lảm nhảm khi đụng phải cây này

Theo nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung, có nhiều cây rừng mà các "phượt thủ" cần phải biết để tránh xa nếu không sẽ gặp “rắc rối” vì sẽ bị phồng rộp da. Hoặc có những cây trồng xung quanh nhà chỉ cần ăn phải một ít sẽ bị khó thở, nói lảm nhảm.

Kỳ bí cây sanh cổ 800 tuổi trong phim Ma làng: “Thần hộ mệnh” / Sửng sốt những giò lan đột biến, đại gia Hà Nội “đo cây” trả tiền

Cây sưng da - Semecarpus cautada

Nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung cho biết, trong các khu rừng thường xanh ở tỉnh miền Nam nước ta như Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh, có một loài cây gỗ lớn mà các bộ phận của cây như vỏ, quả, lá gây dị ứng làm sưng phồng da.

Mặc dù vỏ quả cho một loại nhựa màu đen nhạt có thể chế biến thành một loại dầu sơn tốt, nhưng nhựa mủ của loài này gây nguy hiểm cho con người, đó chính là Cây Sưng da Semecarpus cautada.

Hiện nay cây này được di thực và đã đưa ra trồng làm cây cảnh, cây bóng mát ở Vườn Bách thảo Hà Nội.

Trúng độc phồng da, nói lảm nhảm khi đụng phải cây này - ảnh 1
Cây sưng da - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Theo nhà sinh vật rừng Phùng Mỹ Trung, mặc dù chưa có những phân chất cụ thể các hoạt chất chứa trong loài cây này nhưng đây là loài cây độc nên chúng ta cần cẩn thận. Đặc biệt là phụ nữ, trẻ em có làn da mỏng manh và nhạy cảm với các chất độc từ nhựa cây.

Cây sưng da Semecarpus cautada là cây gỗ lớn, cao 15 - 17m, đường kính 25 - 30cm. Cành non đường kính 0,3 - 0,5cm, phủ lông tơ ngắn thưa, màu nâu đỏ. Vỏ cây màu trắng xám, nhẵn, có vân nứt dọc.

Lá cây đơn, mọc cách, tập trung ở đầu cành, hình lưỡi mác dạng trứng ngược hay hình bầu dục dài, lúc khô màu nâu, dài 18 - 50cm, rộng 8 - 16cm, đầu có mũi nhọn hay ngắn, gốc tròn hay gần hình tim, mép nguyên, nhẵn, gân bên có 25 - 27 đôi, tạo với gân chính một góc khoảng 600, gân gấp 3 hình mạng lưới, nổi rõ cả 2 mặt. Cuống lá dài 0,8cm hay gần không cuống.

Cây Thương lục -Phytolacca acinosa

Cây thương lục sống nhiều năm, cao tới 1,5m, rễ củ mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh; lá mọc so le, phiến xoan ngược to, đầu nhọn tù, gốc nhọn. Chùm hoa đối diện với lá song không gắn trước lá. Quả mọng, hình cầu dẹt khi chín có màu tía đen, hạt đen dẹp, hình thận hay tròn.

 

Cầy thường được dùng trị bệnh thủy thũng, cổ trướng, xước cổ tử cung, bạch đới, đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở.

Trúng độc phồng da, nói lảm nhảm khi đụng phải cây này - ảnh 2
Cây thương lục

Tuy nhiên cây Thương lục có chứa chất phytolaccatoxin gây co giật và kích thích tuần hoàn. Rễ Thương lục có chất độc là phytolaccatoxin, các saponin triterpen esculentosid.

Trên thân Thương lục có độc, uống quá liều gây ngộ độc, thường xuất hiện sau khi dùng thuốc 20 phút đến 3 giờ.

Khi người bệnh uống quá liều, sẽ bị thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, thở mạnh, nôn mửa, đau bụng, tinh thần hoảng hốt, nói lảm nhảm.

Liều lớn gây liệt thần kinh, hôn mê, thở khó khăn huyết áp hạ, tim ngừng đập gây tử vong.

 

Biện pháp giải độc là dùng thuốc trợ sức. Trong dân gian có kinh nghiệm dùng cam thảo sống, đậu xanh giã giập pha với nước sôi hoặc sắc nước uống.

Theo Hiểu Khuê/infonet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm