Trung Quốc: Đào đất xây dựng, phát hiện hàng loạt trứng khủng long 145 triệu năm
Luyện rắn hổ mang "nghe răm rắp" bằng tay không: Tưởng đùa hóa thật / Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội
Trứng khủng long hóa thạch được phát hiện tại một công trường xây dựng ở Trung Quốc
Hơn một chục quả trứng khủng long hóa thạch vừa được phát hiện tại một công trường xây dựng ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, nơi nhiều di vật khủng long được tìm thấy.
Theo báo địa phương Zhezhong News, những quả trứng khổng lồ được một đội công nhân đào đất phát hiện ở thị xã Nghĩa Ô thứ 5 tuần trước.
Trứng khủng long sau đó được gửi đến Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Chiết Giang, nơi nhà địa chất Du Tianming cho biết chúng có niên đại từ Kỷ Phấn trắng, khoảng 145,5 triệu đến 66 triệu năm trước.
"Cho đến nay, chúng tôi đã tìm thấy 15 quả trứng khủng long nguyên vẹn", Du nói.
Nghĩa Ô là trung tâm sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng bán sỉ như tất, hoa nhựa. Nhưng nơi đây cũng đang tận dụng lịch sử có gắn với khủng long.
Năm ngoái, một công viên nước có chủ đề khủng long được mở cửa tại Nghĩa Ô và một công viên khác hiện đang được xây dựng tại Guanyintang, một phần của Nghĩa Ô. Thật ngẫu nhiên, đây cũng là nơi bộ trứng khủng long mới nhất được phát hiện.
Kể từ khi trứng khủng long lần đầu được phát hiện trong khu vực vào năm 1993, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 100 quả, theo chính quyền địa phương. Dấu chân của loài bò sát cũng được tìm thấy trong khu vực vào năm ngoái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?