Trước khi chết, Triệu Vân đã hô to 4 chữ, Gia Cát Lượng nghe xong tái mặt: Rốt cuộc Tử Long đã nói gì?
Quan Vũ hay Trương Phi không có cửa, đây mới là người duy nhất đánh bại Lã Bố, võ lực xứng đáng đứng đầu Tam Quốc / Bị Lã Bố lật lọng cướp trắng Từ Châu, tại sao khi đó Lưu Bị lại lập tức đầu hàng, đi theo kẻ vừa "cắn" mình?
Trong số các võ tướng thời Tam Quốc, có lẽ Triệu Vân không phải là người có võ công cao cường nhất, nhưng ông lại là người được yêu mến và tôn kính nhất. Một câu "Ta là Triệu Tử Long đến từ Thường Sơn" đã thu hút không biết bao nhiêu người hâm mộ Tam Quốc. Chính Lưu Bị cũng thân thiết nói rằng Triệu Vân là tấm gương tiêu biểu nhất cho tấm lòng trung thành sắt son.
Là thành viên cuối cùng của Ngũ hổ tướng, Triệu Vân cũng là tướng lĩnh cuối cùng rời xa nhân thế. Trước khi lìa đời, "Thường Thắng tướng quân" Triệu Vân đã hô lên 4 chữ khiến mặt Gia Cát Lượng biến sắc.
Rốt cuộc trước lúc lâm chung, Triệu Vân đã nói gì?
Là thành viên còn sống cuối cùng của Ngũ hổ tướng, đã gần bảy mươi tuổi nhưng Triệu Vân vẫn có thể chém được nhiều tướng địch, xứng danh "Thường Thắng tướng quân".
Ảnh minh họa.
>> Xem thêm: Ba kiểu tra tấn cổ xưa, kiểu thứ ba phụ nữ thà chết chứ không chịu nhận, hiện đang rất phổ biến trong giới trẻ!
Trong lần Bắc phạt đầu tiên, do đánh giá sai lầm của Gia Cát Lượng khi lựa chọn người, dẫn đến hậu quả là Thục Hán mất đi Nhai Đình, cuối cùng chiến dịch kết thúc bằng sự thất bại. Khi ấy Triệu Vân đã bệnh nặng khó qua khỏi.
Khi Lưu Bị còn tại thế, mục tiêu của ông là phò tá nhà Hán. Là một tướng lĩnh luôn bầu bạn bên cạnh Lưu Bị, Triệu Vân cũng biết ước muốn cả đời của Lưu Bị.
Về sau, khi Gia Cát Lượng quyết tâm Bắc phạt, ông cân nhắc đến việc tuổi Triệu Vân đã cao, cho nên không bố trí để Triệu Vân vào vị trí tiên phong, kết quả Triệu Vân lại nói rằng, nếu như không để mình làm tiên phong thì ông sẽ đập đầu chết ngay tại triều đường.
>> Xem thêm: Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành "thủ phạm" khiến Thanh triều suy vi
Trước khi lâm chung, Triệu Vân vẫn hô lớn 4 chữ "Bắc phạt, Bắc phạt!", từ đó có thể thấy, mong muốn Bắc phạt của Triệu Vân rất mãnh liệt và bức thiết.
Vào thời điểm đó, "Bắc phạt" không chỉ là một đại sự mà Triệu Vân hay Gia Cát Lượng dành nửa đời người theo đuổi, mà nó cũng là ước vọng của rất nhiều lão thần nhà Thục Hán.
Cái chết của Triệu Vân cũng là lời tuyên bố kết thúc sự tồn tại của Ngũ hổ nước Thục, đây cũng là đòn tấn công trí mạng vào sức mạnh quân sự của chính quyền Thục Hán.
Hiển nhiên, lý do khiến Gia Cát Lượng tái mặt sau khi nghe Triệu Vân hô 4 chữ "Bắc phạt, Bắc phạt" cũng rất rõ ràng: Trong tương lai, liệu ai có thể làm thống soái ba quân để tiếp tục chiến dịch Bắc phạt, mở mang bờ cõi cho Thục Hán đây?
Tâm tư của Triệu Vân khiến Gia Cát Lượng không ngừng rơi lệ, chỉ có thể thở dài đau xót vì mất đi một danh tướng bên cạnh, công cuộc củng cố Thục Hán ngày càng trở nên khó khăn gấp bội.
Vào thời kỳ cuối của nước Thục, nhân tài suy thoái, mất đi một nhân vật nòng cốt, một tướng tài như Triệu Vân, đó chẳng phải là một việc vô cùng đau đớn hay sao?
>> Xem thêm: Khi Hoàng đế tắm, ai sẽ là người phục vụ? Phi tần, cung nữ 'không có cửa' làm việc này
Gia Cát Lượng đã tổ chức Bắc phạt tổng cộng năm lần và ông cũng dành hết tâm huyết đời mình vào sự nghiệp đó. Mặc dù cuối cùng nhà Thục Hán là thế lực yếu nhất, so với thế lực Tào Ngụy lúc này, Thục Hán kém rất xa, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến những bước tiến của Thục Quốc.
Cái chết của Triệu Vân đã khiến Gia Cát Lượng vô cùng đau đớn và suy sụp.
Từ đó có thể thấy quyết tâm của các lão thần Thục Hán mạnh mẽ cỡ nào. Chỉ tiếc rằng hậu chủ của Thục Hán lại không đủ giỏi giang và bản lĩnh để thực hiện nguyện vọng đó.
Sau khi biết tin về sự ra đi của Triệu Vân, Lưu Thiện đã có phản ứng khiến người khác phải thất vọng. Ông chẳng biết phải làm gì ngoài việc mở lời ca tụng, thuật lại năm xưa Triệu Vân đã dũng mãnh cứu mình như thế nào và kết thúc bằng bài ca khóc thương Triệu Vân.
>> Xem thêm: 7 kỹ năng 'nhìn thấu bản chất con người' của Gia Cát Lượng, dạy bạn cách nhận biết người khác
Sau đó, Lưu Thiện liền hỏi mọi người nên tổ chức tang lễ, truy phong cho Triệu Vân như thế nào.
Hai việc này vốn là chuyện đương nhiên, vậy mà người đứng đầu Thục Hán là Lưu Thiên thậm chí còn không nắm được. Triệu Vân đến cuối đời vẫn vì "nguyện vọng Hán Thất" mà chết không yên lòng, đem ra so sánh với cách điều hành và ứng xử của Lưu Thiện, sự tương phản ấy rõ ràng càng làm nổi bật lên sự trung nghĩa của Triệu Vân!
>> Xem thêm: Thời xưa, đàn ông chọn vợ không phải do ngoại hình mà do những bộ phận này quyết định
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?