Khám phá

Trước khi chết, Triệu Vân để lại 4 chữ khiến Gia Cát Lượng đau xót vạn phần

Vào năm Công Nguyên 229, Triệu Vân võ tướng cuối cùng trong nhóm Ngũ Hổ Tướng Thục Hán qua đời tại nhà riêng. Kể từ đó Ngũ Hổ Tướng đã vĩnh viễn không còn tồn tại.

Tam Quốc: Ý nghĩa đằng sau mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng / Chu Du chết với oan ức, vốn không cùng đẳng cấp với Gia Cát Lượng

Vào năm Công Nguyên 229, Triệu Vân, võ tướng cuối cùng trong nhóm Ngũ Hổ Tướng Thục Hán qua đời tại nhà riêng. Kể từ đó Ngũ Hổ Tướng vĩnh viễn không còn tồn tại, đây là một năm thực sự tang thương của chính quyền Thục Hán.
 Triệu Vân qua đới cũng là lúc Ngũ Hổ Tướng Thục Hán hoàn toàn biến mất.

Triệu Vân qua đới cũng là lúc Ngũ Hổ Tướng Thục Hán hoàn toàn biến mất.

Gia Cát Lượng vốn đã dự liệu trước được sự việc này, nhưng khi người truyền tin chạy đến báo tang, Khổng Minh vẫn không khỏi đau đơn khóc vang. Không chỉ riêng Gia Cát Lượng mà những người khác cũng không cầm nổi nước mắt, bởi vì Triệu Vân qua đời cũng đồng nghĩa một thời đại đã kết thúc. Những nguyên lão Thục Hán năm đó đã không còn lại bao người, đối diện với tình cảnh Thục Quốc lúc này, Gia Cát Lượng càng cảm thấy quặn lòng.
Truoc khi chet, Trieu Van de lai 4 chu khien Gia Cat Luong dau xot van phan-Hinh-2
Triệu Vân ra đi để lại sự đau xót tột cùng cho Gia Cát Lượng.

Trước khi Triệu Vân qua đời, ông luôn miệng lẩm bẩm một câu:"Bắc phạt! Bắc phạt!", điều đó khiến cho Gia Cát Lượng cảm thấy rất hổ thẹn. "Bắc phạt" không chỉ là một đại sự mà Triệu Vân dành nửa đời người theo đuổi, mà nó cũng là ước vọng của rất nhiều lão thần nhà Thục Hán. Mỗi khi nghĩ về câu nói đó, Gia Cát Lượng không ngừng rơi lệ, chỉ có thể thở dài đau xót vì mất đi một danh tướng bên cạnh.
Chỉ nhờ một câu của thầy tướng số mà mỹ nữ này trở thành hoàng hậu

Kỳ thực lúc đó Triệu Vân tuổi đã cao, chức Đại tướng quân có thể nói khó đảm nhận tiếp được. Gia Cát Lượng chỉ mong Triệu Vân có thể sống thêm vài năm ở bên cạnh mình, hai người đều có một trái tim trung thành, đều muốn làm sao để giúp đỡ Hán Thất. Dẫu sao hai người họ cũng đã cùng nhau tác chiến hơn nửa đời người, cùng nhau trải qua rất nhiều vinh nhục, nên họ có thể trao đổi những lời thực lòng với nhau, điều mà nhưng văn thần Thục Quốc khác khó mà dám làm.
Gia Cát Lượng đã tổ chức Bắc phạt tổng cộng năm lần và ông cũng dành hết tâm huyết đời mình lên sự nghiệp đó. Mặc dù cuối cùng nhà Thục Hán là thế lực yếu nhất, so với thế lực Tào Ngụy lúc này kém rất xa, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến những bước tiến của Thục Quốc. Lúc đó Bắc phạt thành công hay không đã không còn là chuyện của riêng Hán Thất, mà nó đã trở thành nguyện vọng của tất cả các lão thần.
Vậy mà sau khi Lưu Thiện hay tin cái chết của Triệu Vân đã có cách làm thực sự khiến người khác thất vọng. Đầu tiên Lưu Thiện mở lời ca tụng, thuật lại năm xưa Triệu Vân đã dũng mãnh cứu mình như thế nào và kết lại bằng bài ca khóc thương Triệu Vân. Sau khi khóc xong, Lưu Thiện liền hỏi xung quanh xem dùng quy chuẩn gì để tổ chức tang lễ cho Triệu Vân, nên truy phong cho Triệu Vân như thế nào.
Hai việc này vốn là chuyện đương nhiên, vậy mà thân làm quân vương một nước như Lưu Thiên lại không biết phải quyết định ra sao. Chỉ tiếc cho Triệu Vân đến cuối đời vẫn vì "nguyện vọng Hán Thất" mà chết không yên lòng, trong khi Lưu Thiện lại không thực sự tiếc thương vì cái chết của Triệu Vân. Thục Hán có một Hoàng Đế như vậy thì bị diệt vong đúng là thuận theo ý trời.
Theo Hoa Anh Thịnh/Đời sống & Pháp luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm