Trước khi công chúa chính thức hạ giá sẽ cử một cung nữ "sống thử" với phò mã, cuối cùng nữ nhân đó sẽ có kết cục như thế nào?
Vì sao tượng vua Jayavarman VII không có hai cánh tay?(II) / Vị vua đặt vạc dầu, nuôi hổ báo để trừng trị tội phạm là ai?
Là con gái của Hoàng đế, chắc chắn thân phận của công chúa sẽ rất cao quý. Chính vì vậy, vào thời nhà Thanh, trước khi công chúa hạ giá sẽ có một cung nữ "sống thử" với phò mã để thay công chúa tìm hiểu kĩ hơn về cuộc sống, tính tình và các khiếm khuyết trên cơ thể người đàn ông đó. Điều này cũng đồng nghĩa, giữa phò mã và cung nữ đó sẽ phát sinh quan hệ thể xác.
Tại sao lại có những quy định như vậy?
Sẽ ra sao nếu như sau khi kết hôn, công chúa mới phát hiện chồng mình có vấn đề về thể chất hay tâm lý? Vào những năm Vạn Lịch nhà Minh, Minh Thần Tông đã từng giao cho thái giám Phùng Bảo trách nhiệm tuyển chọn phò mã cho Vĩnh Ninh Công chúa. Tuy nhiên, sau khi nhận một số tiền hối lộ khổng lồ, thái giám Phùng Bảo đã chọn Lương Bang Thụy làm phò mã.
Lương Bang Thụy có gia thế tốt nhưng trong người có bệnh lao trầm trọng. Không rõ thái giám Phùng Bảo đã làm cách nào nhưng Lương Bang Thụy đã vượt qua các vòng kiểm tra khắt khe. Sau đó, khi về nhà chồng và biết bệnh tình của đối phương, Vĩnh Ninh Công chúa đã rất sốc. Chỉ 2 tháng sau hôn lễ, phò mã qua đời, khi đó Vĩnh Ninh Công chúa vẫn là 1 trinh nữ.
Từ câu chuyện trên có thể thấy nhiệm vụ của cung nữ "kiểm tra" phò mã trước khi công chúa chính thức thành thân là rất quan trọng. Rút kinh nghiệm từ lịch sử nhà Minh, Hoàng tộc nhà Thanh đã đặc biệt đặt ra quy định "sống thử", gọi là "Thí hôn" và những cung nữ đó được gọi là "Thí hôn cách cách".
Gọi là cách cách nhưng họ rất khác biệt với các cách cách thông thường, xuất thân của họ rất tầm thường, chủ yếu là từ tầng lớp bình dân.
Sau một đêm "sống thử" với phò mã, sáng sớm hôm sau cung nữ đó sẽ bẩm tấu cho Thái hậu và Hoàng đế về những gì đã diễn ra tối hôm trước. Vốn là những người được Hoàng tộc phái đi nên có thể nói những cô gái này nắm trong tay quyền "sinh sát" hôn nhân của công chúa. Nếu cô thông báo kết quả tốt thì Hoàng đế mới để công chúa hạ giá. Nhưng nếu kết quả gồm 3 chữ "có vấn đề" thì hôn sự đó sẽ bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề khác khiến nhiều người suy nghĩ: Sau khi công chúa về nhà chồng rồi thì điều gì sẽ xảy ra với cung nữ đã từng "sống thử" với phò mã?
Trên thực tế, kết cục của họ không mấy tốt đẹp. Trong nhiều trường hợp, họ sẽ trở thành "của hồi môn" và được bồi giá đến nhà phò mã, trở thành tiểu thiếp của người đàn ông đó. Lúc này, số phận của họ ra sao đều trực tiếp nằm trong tay công chúa.
Suy cho cùng, dù là tiểu thiếp của phò mã nhưng đó cũng chỉ là cuộc hôn nhân ép buộc, họ thật sự hạnh phúc sao?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh