Khám phá

Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Cái nôi đào tạo nhiều bậc nhân tài, nổi bật là vua Lý Nhân Tông

Trường được thành lập từ thời nhà Lý, trở thành cái nôi đào tạo nhiều bậc nhân tài cho đất nước ta thời phong kiến.

Loài gà điệu đà nhất chỉ Việt Nam mới có: Nằm trong sách đỏ nước ta, giá trị cực cao, nhìn là mê đắm / 10 sản phẩm quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam khiến thế giới vô cùng ngưỡng mộ

Quốc Tử Giám được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những cái nôi của nền giáo dục nước ta thời phong kiến. Quốc Tử Giám được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam và nơi đây hiện nay đã trở thành quần thể di tích nổi tiếng tại Hà Nội.

Văn Miếu được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông vào năm 1070 để thờ các bậc tiên thánh, tiên sư đạo Nho và cho Thái tử Lý Càn Đức (sau này ông lên ngôi và lấy niên hiệu là Lý Nhân Tông) đến học.

Đến năm 1076, con trai vua Lý Thánh Tông cho xây dựng thêm Quốc Tử Giám - trường học dành cho các thái tử, hoàng tử, con đại thần bên cạnh Văn Miếu.

Năm 1762, địa điểm này trở thành khu vực đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.

Hiện Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước. Đồng thời còn là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và tổ chức hội thơ hàng năm vào rằm tháng Giêng. Mỗi năm, các sĩ tử cũng thường ghé qua đây để cầu may trước mỗi kỳ thi.

 

Vị vua nào cho thành lập trường Quốc Tử Giám?

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám nằm bên cạnh Văn Miếu. Thời kỳ đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con của các bậc quyền quý đại thần theo học nên có tên gọi là Quốc Tử.

Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử giám thành Quốc học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ.

Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370, Chu Văn An qua đời, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu, cạnh Khổng Tử.

Học sinh đầu tiên của Quốc Tử Giám là ai?

 

Theo Việt sử thông giám cương mục, "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất tháng tư... lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Người đầu tiên học tập ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám là thái tử Lý Càn Đức, tức vua Lý Nhân Tông sau này.

Bia tiến sĩ đầu tiên được dựng trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào thời gian nào?

Bia tiến sĩ đặt tại khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám vinh danh tên tuổi, quê quán những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779.

Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484 đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779. Đây là những pho “sử đá” thể hiện văn hóa giáo dục và là niềm tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam.

Tấm bia tiến sĩ đầu tiên (khoa 1442) nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài và khuyến khích kẻ sĩ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Một số tấm bia về sau cũng nhắc lại ý "nhân tài là nguyên khí của quốc gia".

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm