Thầy giáo kiệt xuất nhất của Việt Nam: Có 74 học trò đỗ đại khoa, Quốc Tử Giám cũng không theo kịp
Tào Tháo hỏi “Nếu ông chết, vợ con phải làm sao?”, Trần Cung nói 1 câu khiến thừa tướng rơi nước mắt / Kỳ quan địa chất bí ẩn nhất châu Phi
Ở Việt Nam trước đây, người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) sẽ được khắc tên trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Thầy giáo có học trò đỗ đạt cao lại càng được tôn kính vạn phần. Ngược dòng lịch sử, nước ta có một thầy giáo vô cùng nổi tiếng, người đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước. Ông là Trần Ích Phát, thầy của 74 tiến sĩ (3 trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ). Người đời đánh giá, thành tích của học trò Trần Ích Phát, đến Quốc Tử Giám cũng không theo kịp.
Trần Ích Phát sống dưới thời Lê Sơ, xuất thân từ một gia đình nông dân ở làng Triều Dương, huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, có trí nhớ siêu phàm, chỉ cần đọc qua một lần đã thuộc cả quyển kinh sách.
Năm 1448, Trần Ích Phát dự kỳ thi Hương dưới thời vua Lê Nhân Tông và đỗ đầu tức Giải nguyên. Nhưng đến thi Hội, ông lại trượt trong tiếc nuối. Trần Ích Phát từ đó quyết định không ra làm quan, cũng không thi lại mà về quê dạy học.
Với độ nổi tiếng học rộng tài cao của mình, Trần Ích Phát được nhiều người biết đến, học trò cũng lũ lượt kéo về xin theo học. Vì có quá nhiều người xin học, ông đành phải chọn lọc, chỉ dạy những người có tư chất. Phương pháp dạy của thầy giáo này rất đặc biệt. Trần Ích Phát khuyến khích học trò học theo cách của mình, tìm lỗ hổng kiến thức bù đắp cho họ thay vì rập khuôn nhàm chán. Ngoài ra ông còn hướng dẫn trò cũ dạy lại cho trò mới.
Học trò của Trần Ích Phát đều là những nhân tài. Chỉ tính từ năm 1463 – 1496, triều đình có 9 Trạng nguyên, 10 Bảng nhãn, 10 Thám hoa. Trong đó, học trò của Trần Ích Phát đã góp mặt 3 Trạng nguyên, 4 Bảng nhãn, 6 Thám hoa. Ngoài ra còn có 10 Hoàng giáp và 51 tiến sĩ.
Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến Vũ Kiệt, người đỗ trạng nguyên khi chỉ mới 21 tuổi, Trần Sùng Dĩnh đỗ trạng nguyên khi 23 tuổi hay Nguyễn Huân giành bảng nhãn năm 21 tuổi, Đinh Lưu Kim giành thám hoa năm 18 tuổi, Thân Cảnh Vân đỗ thám hoa năm 25 tuổi…
Học trò của Trần Ích Phát đều làm quan thanh liêm, chính trực, giúp ích cho đất nước. Người đời so sánh, lượng nhân tài xuất thân từ Quốc Tử Giám cũng không nhiều bằng đi lên từ trường học làng của Trần Ích Phát. Thậm chí, phải đến nửa số quan trong triều đình khi ấy là học trò của người thầy kiệt xuất này.
Vua Lê Thánh Tông nghe tiếng thơm của Trần Ích Phát đã mời ông ra làm quan, đặc cách phong làm Đông Các đại học sĩ. Điều này là vô tiền khoáng hậu bởi Trần Ích Phát chỉ thi đỗ kỳ thi Hương. Thế nhưng, Trần Ích Phát cuối cùng vẫn từ chối làm quan, chỉ ở nhà chuyên tâm dạy học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?