Trường học duy nhất của Việt Nam là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo xuất chúng
Cô bé 11 tuổi phát hiện lỗi sai ngớ ngẩn của Tây Du Ký: Hơn 400 năm không ai tìm ra, fan cũng chịu thua / Thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam: Là vùng đất di sản số 1, không người Việt Nam nào không biết
Trường Quốc học Huế (nay là trường THPT chuyên Quốc học Huế) được thành lập theo dụ ngày 17 tháng 9 năm Thành Thái thứ 8 (23/10/1896) và nghị định ngày 18/11/1896 của Toàn quyền Đông Dương. Đây là 1 trong những trường trung học lâu đời nhất của Việt Nam.
Cổng trường Quốc học Huế thế kỉ XX.
Thời kỳ mới thành lập, ông Ngô Đình Khả làm trưởng giáo, trường được xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất.Trường được nằm trên khuôn viên 10.000m2 bên bờ sông Hương thơ mộng thuộc trung tâm thành phố Huế. Trường được xây dựng trên nền Dinh Thủy Sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn) theo kiểu nhà tranh, vách đất. Đến những năm đầu thế kỷ XX, trường được xây dựng lại kiên cố theo kiến trúc Pháp cổ nhưng vẫn giữ được nét Á Đông với màu gạch đỏ đặc trưng.
Năm 1990, trường Quốc học Huế được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Tới năm 2021, trường được xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Trường Quốc học Huế hiện nay.
Trong suốt hơn 100 năm hình thành và phát triển, Trường Quốc học Huếđã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong giáo dục, từng đào tạo những nhà lãnh đạo xuất chúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Trần Phú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Hà Huy Tâp... Trong những năm tháng học tập tại ngôi trường này, cậu học trò Nguyễn Sinh Cung (tên Bác Hồ thời nhỏ) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào học lớp đệ nhị niên trung học của Trường Quốc học niên khóa 1908-1909. Cũng tại ngôi trường này, tư tưởng tiến bộ, tinh thần yêu nước của cậu học trò Nguyễn Sinh Cung đã được bồi đắp, học tập từ những thầy giáo giỏi, giàu lòng yêu nước, từ đó, khơi dậy khát khao để Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Cảng nhà Rồng.
Tượng đài Nguyễn Tất Thành tại sân trường Quốc học Huế.
Đến nay, đây vẫn là ngôi trường được mệnh danh ‘lò luyện nhân tài’, cái nôi ươm mầm tri thức và là niềm mơ ước của nhiều thế hệ học sinh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm