Khám phá

Trương Văn Hiến: Người thầy của ba anh em nhà Tây Sơn

Trương Văn Hiến là một người thầy tài giỏi. Ở Đàng Trong, ông đã đào tạo ra những hào kiệt, trong đó có ba anh em nhà Tây Sơn, với mong muốn rằng những người học trò ấy sẽ giúp đỡ chúa Nguyễn trong cơn nguy biến….

Tại sao triều Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Định không lập Hoàng hậu? / Bữa ăn của vua triều Nguyễn cầu kỳ như thế nào?

Trương Văn Hiến: Người thầy của ba anh em nhà Tây Sơn
Tranh minh họa của họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online.

Quyền thần Trương Phúc Loan giết Thế tử

Trương Văn Hiến là người Nghệ An, văn võ song toàn, hiểu biết về phong thủy, sau ông vào Đàng Trong nương nhờ người anh em con chú con bác là Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh, người dạy dỗ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (phụ thân của vua Gia Long).

Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát mất, di chiếu nhường ngôi cho Thế tử Nguyễn Phúc Luân. Tuy nhiên quyền thần Trương Phúc Loan nhận thấy Nguyễn Phúc Luân đã trưởng thành, lại thông minh quyết đoán không dễ gì thao túng được, liền bắt Thế tử giam vào ngục, rồi đưa Nguyễn Phúc Thuần mới 12 tuổi lên ngôi Chúa.

Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh phản đối liền bị Trương Phúc Loan giết chết cả nhà, Trương Văn Hiến phải bỏ trốn. Ông đến trú ngụ ở ngôi chùa chân đèo Hải Vân do người bạn vong niên là Trí Viễn trụ trì. Thiền sư Trí Viễn là người uyên thâm dịch học, ông khuyên nhủ Trương Văn Hiến nên đến Quy Nhơn lập nghiệp.

Trong loạn lạc tìm nơi dụng võ

Nghe lời khuyên của bạn mình, Trương Văn Hiến đến phủ Quy Nhơn. Là người có hiểu biết về phong thủy, ông đi khắp nơi quan sát địa thế, đi dọc sông Côn xem xét vùng Tuy Viễn, nhận thấy nơi đây sông núi hiểm trở, là nơi có thể dụng võ, thầm phục sự minh giác của Thiền sư Trí Viễn.

Dù tìm được vùng đất có thể dụng võ, nhưng ông lại chưa tìm được chỗ để nương thân. Nghe nói phía nam thành Quy Nhơn có phú gia tên là Phan Nghĩa là người hiếu khách tính tình lại hào phóng, ông liền tìm tới làm quen. Phan Nghĩa rất quý trọng ông, giữ lại làm khách trong nhà mình.

 

Phan Nghĩa vốn là một lái buôn rất lớn, ông ta nuôi một toán võ sĩ do võ sư Đặng Quan đứng đầu, chuyên dùng để áp tải những chuyến hàng lớn. Một lần các hãng người Hoa ở An Thái có vải và gốm sứ cổ quý chở từ Phúc Kiến và Giang Tây, biết Trương Văn Hiến giỏi chữ Hán, Phan Nghĩa nhờ ông đi theo thuyền để thẩm định mặt hàng.

Trên đường trở về thì thuyền hàng bị hỏng bánh lái phải tạm dừng để sửa, các võ sĩ lên bờ mua sắm thức ăn thì bất ngờ ngờ bị cướp tấn công.

Thời bấy giờ ở An Thái có đảng cướp khét tiếng hung tàn. Toán cướp chia làm hai, một cánh trên bờ đánh Đặng Quan, toán khác kéo xuống thuyền cướp hàng.

Đặng Quan định nhanh chóng đánh bại bọn cướp xung quanh để chạy về thuyền, nhưng bị chặn lại. Lúc này ở trên thuyền Trương Văn Hiến cũng cầm cự khiến chúng không sao lên thuyền cướp hàng được.

Thấy chưa cướp được thuyền, tướng cướp nhảy xuống thuyền đánh Trương Văn Hiến, thì bị ông giết chết. Bọn cướp thấy chủ tướng bị chết thì bỏ chạy. Lúc này toán võ sĩ mới trở về thuyền.

 

Phan Nghĩa rất cảm kích Trương Văn Hiến, liền mua một miếng đất bên sông Côn tặng lại đền ơn.

Từ đấy Trương Văn Hiến ở đất An Thái, lập gia đình, mở trường dạy học cả văn lẫn võ. Người dân quanh vùng gọi ông là Giáo Hiến.

Trương Văn Hiến, người thầy của những hào kiệt

Danh tiếng Giáo Hiến ngày càng vang xa, nhiều người tới xin học, trong đó có những người trở thành nhân vật lịch sử sau này như 3 anh em nhà Tây Sơn; 2 anh em Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Danh sau này là trụ cột trong Triều vua Cảnh Thịnh; cùng nhiều hào kiệt khác như Nguyễn Thung (phó trại chủ), Triệu Đình Tiệp (Hiệp biện Đại học sĩ của Tây Sơn), Đặng Văn Long, Phan Văn Lân, Huỳnh Văn Thuận (từ “Binh Ngô tôn pháp” và “Hưng Đạo binh pháp” mà soạn ra bộ “Binh pháp Tây Sơn”), Trương Văn Đa, v.v..

Mang theo hoài bão lớn tạo ra lứa học trò có thể diệt loạn thần phò giúp chúa Nguyễn thịnh trị trở lại, Trương Văn Hiến dặn các trò “hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống”. Ông cũng dặn dò 3 anh em Tây Sơn rằng: “Các con là người của đất Tây Sơn, Tây Sơn khởi nghĩa sẽ lập nên sự nghiệp lớn ở miền Bắc và hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống”. Không nghe lời thầy, kết cục Tây Sơn cũng bị diệt

Sau này 3 anh em Tây Sơn học thành tài. Năm 1771 Nguyễn Nhạc đứng ra khởi nghĩa, cố mời thầy giúp mình làm quân sư nhưng Giáo Hiến từ chối, dù thế ông luôn hiến kế giúp cho cuộc khởi nghĩa luôn được suôn sẻ và được người dân ủng hộ.

 

Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa với khẩu hiệu ban đầu là diệt Trương Phúc Loan phò hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương nên được người dân tham gia rất đông.

Trương Văn Hiến mất rồi, 3 anh em Tây Sơn cũng không nghe lời thầy của mình. Sau khi diệt Trương Phúc Loan, Tây Sơn nhân cơ hội giết chết Nguyễn Phúc Dương (người mà Tây Sơn có khẩu hiệu phò tá ban đầu), diệt luôn nhà chúa Nguyễn, chỉ còn mỗi Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát.

Sau này Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ mâu thuẫn đánh lẫn nhau, Tây Sơn không được lòng dân nên suy yếu. Nguyễn Phúc Ánh nhờ được dân ủng hộ, đánh bại nhà Tây Sơn, khôi phục cơ nghiệp của tổ tiên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm