Truy tìm đường đi của cổ vật Trung Quốc
Phát hiện cổ vật có niên đại khoảng 600 năm tại Nghệ An / Cổ vật chất chồng trong lăng nhưng kẻ trộm không dám lấy cái nào: Sau khi vào cuộc, các chuyên gia mới bất ngờ nhận ra sự thật!
Tháng 9 năm 1975 bảo tàng Hà Gia Thôn tỉnh Thiểm Tây bị mất trộm 6 con rồng vàng, những chiếc ly 8 cạnh hoa văn mạ vàng và 14 cổ vật khác. Tháng 6 năm 2018 bảo tàng tỉnh Cam Túc bị mất những viên ngọc La Hán đời Đường cùng với những viên ngọc mã não đời Thương. Năm 2015 công an tỉnh Liêu Ninh đã phá vụ án mộ tặc lớn nhất Trung Quốc, trong vụ án này tên cầm đầu Diêu Ngọc Trung cùng đồng bọn đã đào trộm hơn 200 ngôi mộ lấy cắp nhiều cổ vật.
Trong những vụ án xảy ra có nhiều vụ án chưa phá được thì tất nhiên là cổ vật không thể thu hồi nhưng có những vụ án đã được phá nhưng cũng khó thu hồi hết cổ vật bởi vì sau khi đánh cắp được bọn trộm đem bán ngay cho bọn buôn lậu rồi bọn buôn lậu lại bán cho các nhà sưu tầm và nhà sưu tầm này lại sang tay cho các sưu tầm khác... trong quá trình tiêu thụ các cổ vật được sang tay nhau hàng chục lần, thậm chí có những cổ vật sang tay nhau mấy chục lần, quá trình chuyển giao phức tạp này gây khó khăn rất nhiều cho công tác điều tra và thu hồi chúng.
Theo thống kê chưa đầy đủ từ Hiệp hội cổ vật Trung Quốc, kể từ sau chiến tranh nha phiến năm 1840, hơn 1 triệu cổ vật của Trung Quốc bị mất bị mang ra nước ngoài. Theo thống kê của Tổ chức Văn hóa và Khoa học của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thì có hơn 1,64 triệu cổ vật Trung Quốc được trưng bày tại hơn 200 bảo tàng của 47 nước trên thế giới, những số liệu này không bao gồm những cổ vật nằm trong bộ sưu tập của tư nhân.
Từ những con số lạnh lùng này cho thấy phần lớn đường đi của những cổ vật bị mất trở thành bí ẩn và trong nhiều năm người ta không thấy tung tích chúng, vậy những cổ vật bị đánh cắp đi về đâu?
Theo tài liệu điều tra, một số bảo tàng Âu-Mỹ công khai hoặc ngấm ngầm mua bán cổ vật Trung Quốc: Phòng trưng bày văn vật nghệ thuật phương Đông của bảo tàng Anh là nơi có bộ sưu tập cổ vật Trung Quốc đồ sộ nhất. Trong phòng trưng bày của bảo tàng này trưng bày la liệt các cổ vật tinh xảo đủ thời đại lịch sử khác nhau của Trung Quốc từ văn hóa Hồng Sơn đến đến các văn vật đỉnh cao cận hiện đại, trong đó rất nhiều cổ vật là bảo vật quốc gia và không ít cổ vật là những đồ chỉ có một thứ duy nhất. Bức kiệt tác “Nữ sử châm đồ” của họa sĩ thời Đông Tấn trong bảo tàng Anh là hấp dẫn nhất với người xem, những đồ đồng thanh thời Thương, thời Tây Chu là những bảo vật vô cùng quý hiếm. Theo các nguồn tin bảo tàng Anh có hơn 23.000 văn vật văn hóa Trung Quốc nhưng chỉ có 1/10 số đó được trưng bày cho công chúng xem còn phần lớn được cất giấu trong các tầng hầm của bảo tàng.
Ở Mỹ có 7 trung tâm sưu tầm cổ vật Trung Quốc được công nhận đó là bảo tàng Mỹ thuật Boston, bảo tàng nghệ thuật Harvard, bảo tàng nghệ thuật thành phố New York, bảo tàng đại học Pennsylvania, bảo tàng nghệ thuật Freer, bảo tàng nghệ thuật Metropolitan New York và bảo tàng nghệ thuật Nelson.
Ở bảo tàng mỹ thuật Boston có 10 phòng trưng bày cổ vật văn hóa Trung Quốc được chia thành các tác phẩm chạm khắc, tranh vẽ, đồng thanh, gốm sứ, v.v... Trong phòng trưng bày tranh cổ có bức họa vô cùng quý hiếm “Hoàng đế các triều đại” của họa sĩ Diêm Lập Bản đời Đường.
Ở Nhật Bản có hơn 100 bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật có các cổ vật văn hóa Trung Quốc. Riêng bảo tàng quốc gia Tokyo có hơn 10 ngàn tác phẩm nghệ thuật và khảo cổ học Trung Quốc gồm đồ sứ, đồ gỗ, đồ đồng và những bức thư họa.
Ngoài ra, các bảo tàng này được cho là còn có rất nhiều những bộ sưu tầm bí mật, không cho người khác xem hầu hết là các cổ vật văn hóa cao cấp đã được mua từ lâu và từ nhiều nguồn khác nhau, những cổ vật này đều mua qua các đường dây buôn lậu được cất giữ trong các căn hầm kín không cho người xem.
Một điểm đến khác của lượng cổ vật bị mất cắp đó là những nhà sưu tầm tư nhân. Người ta đoán rằng số lượng các cổ vật văn hóa Tung Quốc trong các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài còn nhiều gấp 10 lần các bộ sưu tập trong các bảo tàng. Chúng ta chỉ có thể ngẫu nhiên nhìn thấy những vật báu này một cách tình cờ tại các cuộc đấu giá trên khắp thế giới, ví dụ như ấn vàng của vua Khang Hy, vua Càn Long và các bức họa đời Đường v.v...
Ngoài ra, còn có nhiều cổ vật được lưu trữ trong két của các ngân hàng lớn trên thế giới với nhiều lý do: Một số được sử dụng như một phương tiện chuyển giao tài sản, một số bị lãng quên vì lý do không rõ chủ sở hữu hoặc chủ của nó không còn trên thế giới này nữa. Những cổ vật này cứ âm thầm ở trong két bảo hiểm với nhiệt độ và độ ẩm không đổi chờ đợi một ngày đoàn tụ.
Bộ sưu tập tư nhân của các tỷ phú Trung Đông cũng là đích đến của lượng lớn cổ vật. Bộ sưu tập đồ cổ thời Nguyên lớn nhất thế giới không phải ở Trung Quốc mà là ở cung điện Hoàng gia của Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thời nhà Hán, ngay cả trước khi “Con đường tơ lụa” được mở ra việc sưu tập cổ vật từ Trung Quốc là phong tục của thế giới Arab. Sự khao khát và tình yêu đối với nền văn minh Trung Quốc đã khiến những tỷ phú Arab từ thời cổ đại đến hiện tại sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để có được cổ vật Trung Quốc. Đặt một vài đồ sứ Trung Quốc trong ngôi nhà sang trọng của họ đó là một kiểu trang trí tăng sự sĩ diện lên nhiều lần.
Một chuyên gia khảo cổ học Trung Quốc đã nói rằng: Có hai loại trộm cắp cổ vật văn hóa. Một là loại theo đuổi lợi ích của đồng tiền, bất kể giá trị lịch sử và văn hóa của các cổ vật, sau khi trộm được là vội bán để lấy tiền. Cũng có một loại “trộm lịch sự” đó là một số người được gọi là “nhà sưu tầm” thích thưởng thức cổ vật, những người này không trực tiếp ăn cắp nhưng thuê người ăn cắp hoặc trả tiền cho kẻ trộm để có được cổ vật mà mình muốn. Điều này phổ biến ở châu Âu vì có nhiều bức tranh quý bị đánh cắp trong các bảo tàng hầu như rơi vào tay các nhà sưu tầm tư nhân.
Loại cổ vật văn hóa bị đánh cắp này không nhằm mục đích mua và bán, thời gian thu thập có thể được tính theo thế kỷ. Những cổ vật này thường xuất hiện sau thời gian truy tố pháp lý hoặc thậm chí lâu hơn, vì vậy trong một thời gian dài chỉ có những nhà sưu tầm tư nhân mới có thể nhìn thấy. Đợi cho đến khi nhà sưu tầm tư nhân “đi gặp Chúa” hoặc là người được thừa kế không muốn lưu lại nữa thì những cổ vật này mới lộ diện.
Tháng 2 năm 2006, Cục Điều tra hình sự công an Tây An đã phá được vụ án của một băng đảng tội phạm đào trộm mộ, ăn cắp và buôn lậu các cổ vật văn hóa do tên Dương Bưu cầm đầu. Qua điều tra, từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005, theo chỉ đạo của Dương Bưu, những tên tội phạm Lưu Hồng và Đổng Tâm đã tập hợp hơn 20 người 6 lần thực hiện cướp phá lăng mộ nhà Đường ở Tây An. Bọn chúng đã tháo dỡ một quan tài bằng đá đóng gói rồi gửi đi Quảng Châu để đưa chúng ra khỏi đất nước, chiếc quan tài sau đó đã được bán cho một nhà sưu tầm tư nhân ở Hoa Kỳ với giá 1 triệu đôla.
Các chuyên gia của Ủy ban Thẩm định di tích văn hóa tỉnh Thiểm Tây dựa trên tư liệu do Dương Bưu khai và căn cứ vào tài liệu khảo sát tại chỗ đã kết luận rằng quan tài có hình cung điện với chiều cao khoảng 2,45 mét, chiều rộng khoảng 2,6 mét và chiều dài khoảng 4 mét có giá trị khoa học, lịch sử và nghệ thuật cực kỳ cao, đây là một di tích văn hóa hiếm có của nhà Đường được xếp loại là di tích văn hóa hạng nhất. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, quan tài này này là nơi yên nghỉ của Hoàng hậu Lý Long Cơ là vợ của Hoàng đế Đường Minh Hoàng.
Sau hơn bốn năm nỗ lực không ngừng, cảnh sát Tây An đã liên lạc nhiều lần với các nhà sưu tầm Hoa Kỳ, cuối cùng chiếc quan tài đá nặng 26 tấn bị đánh cắp đã được trở về với Trung Quốc. Ngày 17 tháng 6 năm 2010, cảnh sát Tây An đã bàn giao quan tài đá này cho bảo tàng lịch sử tỉnh Thiểm Tây. Theo Cục Bảo vệ văn vật Trung quốc, đây là di tích văn hóa nhà Đường với trọng lượng và khối lượng lớn nhất được công an Thiểm Tây thu hồi từ nước ngoài về thành công. Quan tài đá này hiện đang được trưng bày tại nhà bảo tàng lịch sử tỉnh Thiểm Tây. Kể từ khi Trung Quốc và Hoa Kỳ ký “Biên bản ghi nhớ về việc hạn chế nhập khẩu các di tích văn hóa Trung Quốc” Hoa Kỳ đã ba lần trả lại các di tích văn hóa của Trung Quốc với quy mô lớn và công việc thi hành biên bản này vẫn đang được tiếp tục.
Hợp tác bảo vệ di tích văn hóa là một bộ phận quan trọng trong giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau. Chính phủ Trung Quốc và các bộ phận di tích văn hóa có liên quan đang tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác với nhiều quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ di tích văn hóa, chống tội phạm ăn cắp di tích văn hóa, cắt đứt các đường dây buôn lậu và nỗ lực hơn nữa thúc đẩy công tác bảo vệ di sản văn hóa trên toàn cầu.
Ngày 23 tháng 3 năm 2019, Ý đã trả lại 796 bộ cổ vật văn hóa Trung Quốc bị mất cho Trung Quốc. Những cổ vật văn hóa này đã bị tịch thu trong quá trình chống buôn lậu bao gồm một số cổ vật có từ thời văn hóa Mã Gia Dao 5 ngàn năm trước đến các cổ vật đời Hán và các triều đại nhà Minh và nhà Thanh.
Trung Quốc và Ý cũng đã ký “Bản ghi nhớ liên chính phủ về việc hạn chế nhập khẩu các di tích văn hóa Trung Quốc”. Sự trở về của 796 cổ vật văn hóa này là sự hồi hương di tích văn hóa lớn nhất năm 2019, đây cũng là bước đầu của sự tiếp nhận di sản văn hóa bị thất lạc ở nước ngoài trở về Trung Quốc. Mọi người hy vọng rằng còn nhiều cổ vật văn hóa Trung Quốc bị thất lạc sẽ sớm được trở về Trung Quốc để những du khách nước ngoài và công chúng được thưởng thức vẻ đẹp và sự tinh xảo của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn