Truyền kỳ về Trưởng Tôn Hoàng hậu: Lấy chồng từ năm 13 tuổi, 25 tuổi được lập làm Hoàng hậu, thông tuệ đến mức đàn ông cũng không sánh bằng
Bất chấp các vấn đề về trọng lực, loài động vật này vẫn có thể leo lên các bức tường thẳng đứng / Những thành phố có lịch sử lâu đời nhất trong thế giới
Có một câu nói được nhắc đến thường xuyên trong xã hội hiện nay: "Đằng sau thành công của người đàn ông là người phụ nữ đức hạnh". Tuy nhiên, câu nói này không chỉ khẳng định vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại mà còn rất đúng trong trường hợp của Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Trưởng Tôn Hoàng hậu.
Trưởng Tôn Hoàng hậu được biết đến là một trợ thủ đắc lực của Đường Thái Tông, từ lúc ông chưa lên ngôi đến khi ông trở thành một vị Hoàng đế cao cao tại thượng. Trong nhiều sách sử, bà được tôn vinh là Thiên cổ Hiền hậu.
Trưởng Tôn Hoàng hậu xuất thân từ dòng dõi hoàng tộc Bắc Ngụy, vốn mang họ Thác Bạt. Tuy nhiên, sau khi họ Thác Bạt vong quốc, tôn thất Bắc Ngụy đã cải họ thành Trưởng Tôn thị. Chính vì vậy, gia thế của Trưởng Tôn thị vô cùng cao quý và hiển hách, từ nhỏ đã được giáo dục rất tốt.
Dù xuất thân danh môn thế gia nhưng thời thơ ấu của Trưởng Tôn thị không mấy êm đẹp. Năm 8 tuổi, cha bà không may qua đời, mẹ và các anh em bà bị họ hàng đuổi khỏi nhà. Lúc đó, họ phải đến nương nhờ gia đình cậu ruột Cao Sĩ Liêm, nhờ đó mà Trưởng Tôn thị mới có cuộc sống ổn định hơn.
Về sau, trong một dịp tình cờ, anh trai của Trưởng Tôn thị quen biết với Lý Thế Dân. Nhận thấy Lý Thế Dân không phải nhân vật tầm thường, Cao Sĩ Liêm đã gả Trưởng Tôn thị cho người này. Lúc đó Trưởng Tôn thị mới 13 tuổi, còn Lý Thế Dân 16 tuổi. Cuộc sống hôn nhân của đôi trẻ rất hòa thuận, cả 2 luôn quấn quýt như hình với bóng.
Năm 618, Lý Uyên lật đổ nhà Tùy, xưng Đường Cao Tổ, lập nên nhà Đường. Ông phong Lý Thế Dân là Tần vương, Trưởng Tôn thị là Tần vương phi. Tháng 6 năm 626, Tần vương Lý Thế Dân giết chết anh em của mình là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát. Vào thời điểm đó, Đường Cao Tổ bất lực đành lập Lý Thế Dân làm Thái tử, Trưởng Tôn thị làm Thái tử phi.
2 tháng sau, Lý Thế Dân đăng cơ, trở thành Đường Thái Tông, sau đó Trưởng Tôn thị cũng được sách lập làm Hoàng hậu. Trưởng Tôn Hoàng hậu vốn là người khiêm tốn, hòa nhã, rất ít khi la mắng cung nữ và thái giám, đặc biệt là rất tiết kiệm.
Có tài liệu lịch sử ghi chép rằng, nếu Hoàng đế tức giận với một phi tần nào, Trưởng Tôn Hoàng hậu đều lựa lời nói giúp. Nếu một phi tần đau ốm, bà sẽ đích thân đến thăm và đốc thúc việc chữa trị.
Ngoài ra, Trưởng Tôn Hoàng hậu còn đưa ra nhiều lời khuyên giúp Đường Thái Tông giải quyết việc triều chính. Vì quá hiểu tính khí của Hoàng đế, bà luôn tìm cách khắc phục khuyết điểm của ông. Bất cứ khi nào Đường Thái Tông mắc sai lầm hay đang do dự một vấn đề nào đó, bà sẽ chỉ ra lỗi sai một cách uyển chuyển.
Khi Đường Thái Tông muốn phong Trưởng Tôn Vô Kỵ làm Tể tướng, Trưởng Tôn Hoàng hậu kiên quyết không đồng ý với lý do không muốn để ngoại thích nắm quá nhiều quyền lực trong triều. Đối với các con, bà lại sử dụng thái độ nghiêm khắc để giáo dục.
Trưởng Tôn Hoàng hậu qua đời khi chỉ ngoài 30 tuổi, lúc đó chứng hen suyễn đã trở nên trầm trọng hơn. Năm 636, bà băng thệ (qua đời), hưởng dương 36 tuổi, thụy hiệu Văn Đức Hoàng hậu.
Nghi lễ an táng được tiến hành long trọng nhưng giản lược nhất có thể theo ý nguyện của bà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà