Truyền thuyết về cây cầu vượt biển có từ 1 triệu năm trước, được xây dựng bởi ‘đội quân khỉ’?
Cầu Vàng - 5 năm nhìn lại hiện tượng du lịch của Việt Nam / Đền Cùng - Giếng Ngọc: Điểm đến tâm linh cho các bạn trẻ cầu duyên, 'khi đi lẻ bóng khi về có đôi'
Ảnh minh họa
Trong sử thi Ramayana vĩ đại của Ấn Độ, hàng nghìn năm về trước đã có một câu chuyện về cây cầu bắc qua đại dương mênh mông nối liền 2 quốc gia với nhau. Tác giả Valmiki đã có bản hùng ca dài gần 24.000 câu thơ kể lại cuộc đời của vị hoàng thái tử vĩ đại Rama và cuộc chiến của họ.
Theo đó vị hoàng tử này đã cố gắng giải cứu vợ mình khỏi quỷ vương độc ác Ravana. Vợ của hoàng tử là Sita đã bị quỷ vương bắt cóc và đưa đến Sri Lanka và hoàng tử đã tổ chức một đội quân gồm những con khỉ để cứu được người vợ của mình.
Những con khỉ này đã xây dựng một cây cầu nổi trên biển bằng cách viết tên của Rama lên đá và ném chúng xuống nước khi tới bờ đại dương. Theo truyền thuyết những viên đá không chìm vì trên đó có tên vị thái tử và đội quân này đã sử dụng cây cầu để vượt biển đến Sri Lanka.
Cây cầu dài khoảng 50km theo truyền thuyết thế nhưng ở thời gian hiện tại phần lớn khu vực này chìm trong biển nước. Thế nhưng ở nhiều thế kỷ nước đây là một giải đất vững chắc kết nối 2 quốc gia với nhau. Con đường này tồn tại tới cuối thế kỷ 15 vẫn có thể đi bộ qua được. Theo ghi chép của nhiều sổ sách xưa, con đường bị ngập sau một cơn bão lớn.
Dưới góc nhìn của khoa học, nhiều nhà địa chất đã đưa ra các giả thuyết xoay quanh vấn đề về cây cầu này. Tuy nhiên cũng có ys kiến cho rằng cây cầu được tạo nên bởi cát lắng và trình tự nhiên của trầm tích. Có nghĩa là vùng đất giữa Ấn Độ và Sri Lanka từng nối liền với nhau.
Trong khi những giả thuyết được đưa ra về mặt khoa học hay thần linh thì năm 2017 phía Ấn Độ đề xuất dự án nạo vét dải đất qua cầu Râm để tạo một con đường vận chuyển trong eo biển nông giữa Ấn Độ và Sri Lanka.
Thế nhưng dự án này nhanh chóng gặp nhiều phản ứng tiêu cực từ phía người dân. Họ cho rằng cây cầu là truyền thuyết và biểu tượng của huyền thoại nên không thể bị phá hủy. Các nhà bảo vệ môi trường cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối chủ đề trên và cho rằng nó có thể làm tổn hại nặng nề tới hệ sinh thái nếu nạo vét.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
Nguyên liệu xi măng là gì và tại sao nó cứng lại khi thêm nước? Nó bắt đầu được sử dụng khi nào?
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm