Loài cá gốc châu Á nào có thể bò trên cạn đang xâm lấn khiến nước Mỹ yêu cầu gặp là giết?
Tại sao cá nhà táng ngủ thẳng đứng? / Rái cá khổng lồ hạ sát cá sấu Caiman làm thức ăn
Loài cá khiến giới chức nước Mỹ lo ngại
"Hãy giết nó ngay lập tức và đóng băng nó. Chúng có thể tồn tại trên cạn "– là những lời khuyến cáo của Cục Tài nguyên thiên nhiên của tiểu bang Georgia (Mỹ) đưa ra. Đối tượng của khuyến cáo này là loài cá mang tên cá đầu rắn phương Bắc hay còn được biết đến với tên gọi vô cùng thân thuộc với người Việt là cá quả, cá lóc hay cá chuối. Đáng sợ là đây không phải là yêu cầu duy nhất của Georgia, 14 tiểu bang khác của Mỹ đều ra quy định này.
Cá quả không phải là loài bản địa của Mỹ, chúng là loài xâm lấn rất mạnh ở quốc gia này. Vì không phải loài bản địa nên chúng không có bất kỳ thiên dịch nào, hơn nữa, chúng còn gây nguy hiểm cho các loài cá, tôm và lưỡng cư. Giới chức các bang của Mỹ lo ngại cá quả có thể lan rộng trên khắp các vùng sông ngòi và làm rối loạn môi trường sống của loài bản địa. Các quan chức động vật hoang dã cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ xâm lấn của cá quả. Tuy nhiên,nhiều người dân ở các bang cho biết, họ không biết gì về loài cá này và "phải làm gì" nếu bắt được chúng.
Theo trang Wiki, cá quả (tên khoa học là Ophiocephalus striatus) là một loài cá thuộc họ Channidae. Họ này có 2 chi còn loài sinh tồn là Channa hiện biết 39 loài, Parachanna hiện biết có 3 loài ở châu Phi. Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu oxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản. Cá quả là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ (thân dài 3 – 8cm) là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến. Cá quả lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59cm, nặng 1,5 - 2,0kg (con đực và cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20°C sinh trưởng nhanh, dưới 15°C sinh trưởng chậm. Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản.
Còn theo mô tả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Integrative Organismal Biology cho thấy cá quả vốn có nguồn gốc từ Đông Á và chúng là loài cá lớn nhất đi bộ trên cạn, phàm ăn, và biết chạy trốn nước quá chua, mặn hoặc nhiều carbon dioxide. Chúng có thể sống sót trên đất liền tới 20 giờ. Tiến sĩ Noah Bressman, nhà nghiên cứu của Wake Forest cho biết: "Những con cá quả mà chúng tôi nghiên cứu đã di chuyển siêu nhanh trên các bề mặt gồ ghề như cỏ, và chúng tôi nghĩ rằng chúng sử dụng vây ngực của chúng để đẩy". Mặc dù chưa rõ tần suất cá quả rời khỏi nước và vượt qua đất liền để xâm chiếm các tuyến đường thủy khác, Tiến sĩ Bressman cho biết những phát hiện này có thể cảnh báo cho các cơ quan tài nguyên thiên nhiên có kế hoạch tiêu diệt loài xâm lấn này.
Khó khăn trong việc ngăn chặn loài cá xâm lấn
Cá quả lần đầu tiên tìm thấy ở Mỹ vào năm 2002 trong một cái ao tại Maryland. Chỉ từ 6 con cá rơi vào 2 hồ nước, sau một mùa sinh sản, người ta sử dụng thuốc để diệt chúng và kết quả có hơn 1000 con cá quả nổi lên, cho thấy khả năng sinh sản của chúng kinh khủng đến mức nào.
Nhiều chuyên gia ở Mỹ nhận định, cá quả vượt trội ở khả năng săn mồi và sinh sản. Một con cá quả có thể dài hơn 1m, đẻ hơn 100.000 trứng mỗi năm. Nhưng điểm kinh khủng nhất của loài cá này là chúng có túi nhỏ phía trên mang đóng vai trò tích trữ oxy, nghĩa là dù có đưa lên bờ, chúng vẫn sống sót thêm nhiều ngày nữa.
Tất cả yếu tố trên khiến cá quả được đưa vào danh mục loài xâm hại. Từ đó tới nay, loài cá này được phát hiện ở 15 bang của Mỹ, trải dài từ New York cho đến California, thậm chí là cả ở Hawaii. Một giả thuyết được đưa ra rằng, cá quả xuất hiện ở Mỹ để phục vụ nhu cầu thực phẩm của cộng đồng người gốc Á. Giả thuyết này xuất phát từ thông tin, năm 2010, một người gốc Á đã bị hải quan Mỹ bắt giữ khi đang cố buôn lậu 353 con cá chuối còn sống qua sân bay Quốc tế Kennedy ở New York. Ngày nay, Mỹ đưa cá quả vào danh sách những loài động vật ngoại lai cấm buôn bán và vận chuyển theo Đạo luật Lacey.
Để ngăn chặn loài cá xâm lấn này phá hoại hệ sinh thái của nước Mỹ, những nhà chức trách của các địa phương đã khuyến cáo ngư dân bắt được cá quả không được thả chúng đi hoặc bỏ chúng trên mặt đất bởi chúng sẽ sống sót và quay lại mặt nước. Họ cần báo với cơ quan chức năng trước khi giết con cá bằng cách chặt đầu hoặc moi ruột.
Trang Realest Nature cũng đưa ra một giải pháp khác là chính quyền nên phổ biến cho người dân Mỹ về các món ăn từ cá quả để đối phó với tình trạng bùng nổ số lượng cá như hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Loài cá quả sử dụng vây ngực để di chuyển. (Nguồn: Youtube)