Từ bệnh nhân chấn thương sọ não trở thành “máy tính sống” nhanh nhất thế giới
Chuyện lạ trước cổng căn cứ tối mật Vùng 51 của Mỹ / Chuyện lạ: Dê con hai đầu tại Mỹ
Anh Neelakantha Bhanu Prakash, 20 tuổi, nổi tiếng ở Ấn Độ với biệt danh "chiếc máy tính sống" nhanh nhất thế giới.
Theo sách kỷ lục Limca của Ấn Độ, quá trình não bộ của anh Bhanu xử lý các con số nhanh hơn gấp 10 lần so với não bộ bình thường. Trong khi đó, anh Bhan cho biết mình có thể tính toán nhanh các phép tính phức tạp như vậy là nhờ luyện tập.
"Ví dụ, với phép tính 8.763 x 8, tôi tính như sau: 8.000 x 8 = 64.000; 700 x 8 = 5.600; 60 x 8 = 480; 3 x 8 = 24. Rồi tôi cộng tất cả lại. Nhưng điều này yêu cầu não bộ phải nhớ tất cả những phép tính đó. Phương pháp mà tôi sử dụng rất quen thuộc với các phương pháp chung, chỉ có điều là tối ưu hóa não bộ".
Vào ngày 15/8 vừa qua, anh Bhanu, sống tại thành phố Hyderabad, bang Telangana, Ấn Độ đã trở thành người châu Á đầu tiên giành huy chương vàng hạng mục tính nhẩm tại Olympiad Thể thao Trí tuệ ở London, Anh.
Anh Bhanu cho biết khả năng tính nhanh của mình có được là do luyện tập. Nguồn: CNN.
Tuy nhiên, anh Bhanu không thích được miêu tả như một người phi thường.
"Chắc chắn là không rồi, tôi thấy không thoải mái lắm với từ ‘phi thường’ vì nó không cho thấy những nỗ lực và kinh nghiệm của tôi, cứ như tôi tự nhiên có được khả năng ấy vậy" - anh Bhnu nói, nhấn mạnh khả năng toán học của mình không phải từ trên trời rơi xuống.
Trên thực tế, mọi chuyện lẽ ra đã có thể rất khác.
Năm 2005, ở tuổi lên 5, anh Bhnu bị ngã khỏi chiếc xe trượt scooter trong một vụ va chạm với xe tải, đập đầu xuống đường và bị chấn thương sọ não. Anh phải khâu 85 mũi và trải qua nhiều ca phẫu thuật. Khi anh tỉnh lại sau gần 7 ngày hôn mê, bác sĩ nói với bố mẹ anh rằng nhận thức của anh có thể bị ảnh hưởng trong suốt phần đời còn lại do vết thương ở đầu. Cả một năm sau đó, anh nằm liệt giường.
"Tai nạn đó đã làm thay đổi định nghĩa của tôi về niềm vui, và đó là lý do tại sao có tôi ngày hôm nay" - anh nói.
Trong suốt quá trình hồi phục, Bhanu học cách chơi cờ và giải ô chữ để giữ tâm trí mình luôn bận rộn, cuối cùng là tìm đến các bài toán.
"Tôi vẫn nhớ rò rành cảm giác ấy… đó là trải nghiệm đau đớn nhất trong cuộc đời tôi" - anh nhớ lại - "Tôi thậm chí không thể đi học trong một năm liền. Tôi chỉ có thể dựa vào các con số và ô chữ để hồi phục".
Vết thương đã để lại cho Bhanu một vết sẹo xấu xí. Để bảo vệ cảm xúc của con, bố mẹ anh Bhanu đã gỡ hết gương trong nhà suốt một năm. Nhưng anh quyết tâm không để vết sẹo đó chi phối cuộc đời mình.
"Nó thúc đẩy tôi tiến lên phía trước. Tôi phát hiện ra rằng mình cũng giỏi ở một lĩnh vực nào đó và tôi sẽ chứng minh bản thân mình ở lĩnh vực ấy" - anh nói.
Ở tuổi lên 7, Bhanu giành giải 3 trong một cuộc thi về tính nhanh tại bang Andhra Pradesh. Kể từ sau đó, anh đã giành được vô số giải thưởng quốc tế, phá nhiều kỷ lục.
Anh Bhanu hy vọng, thành công của mình sẽ truyền cảm hứng học toán cũng như động viên những nhà toán học Ấn Độ tham gia thi đấu ở đẳng cấp thế giới.
"Tôi không muốn là gương mặt đại diện toán học, vốn đã có đủ người đại diện rồi và họ đều xuất chúng. Tôi chỉ muốn là gương mặt chống lại nỗi sợ toán mà thôi" - anh nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử