Tử Cấm Thành có hơn 9.000 gian phòng nhưng hoàn toàn không có nhà vệ sinh, nếu Hoàng đế và phi tần muốn "giải quyết nỗi buồn" thì phải thế nào?
Tấm bia trước mộ Võ Tắc Thiên cao 8m, nặng 99 tấn nhưng tại sao tuyệt nhiên không được đề dù chỉ 1 chữ? / Yêu quái tàn ác nhất, máu lạnh nhất trong Tây Du Ký, 100 Bạch Cốt Tinh gộp lại cũng "không có cửa"
Cố Cung Bắc Kinh, hay còn gọi làTử Cấm Thành, là hoàng cung của triều nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa. Tử Cấm Thành nằm ở vị trí trung tâm của Bắc Kinh, là quần thể kiến trúc cung điện quy mô lớn nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trên thế giới.
Tử Cấm Thành do 2 thợ mộc nổi tiếng nhất thời nhà Minh thiết kế, xây dựng từ năm 1406 và hoàn thành vào năm 1424. Trải qua nhiều lần tu sửa nhưng Cố Cung vẫn giữ được bố cục kiến trúc ban đầu.
Với diện tích 720.000 mét vuông, Tử Cấm Thành có 9.999 gian phòng. Trước đây, du khách đến tham quan nơi đây sẽ đối mặt với một vấn đề nan giải, đó là vấn đề vệ sinh.
Bởi vì Tử Cấm Thành từ ban đầu đã không được thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh. Tất cả nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều được xây dựng mới vì mục đích phục vụ khách du lịch.
Trước hết, cần phải biết rõ nguyên nhân vì sao Tử Cấm Thành lại không có nhà vệ sinh. Thời cổ đại không có bồn cầu xả nước, chỉ có kiểu nhà vệ sinh với các bể chứa phân, khi gió thổi qua sẽ khiến mùi hôi thối bay xa.
Để phục vụ cho hàng nghìn người sống ở Tử Cấm Thành chắc chắn phải xây dựng rất nhiều nhà vệ sinh khắp hoàng cung. Chỉ cần tưởng tượng cũng sẽ cảm nhận được không khí kinh khủng nếu có nhiều nhà vệ sinh thô sơ trong Tử Cấm Thành.
Vậy thì Hoàng đế, phi tần và hàng nghìn cung nữ, thái giám, thị vệ trong Tử Cấm Thành sẽ đi vệ sinh bằng cách nào? Câu trả lời chính là các chậu (thùng) vệ sinh, chúng được thiết kế có nắp, bên trong trải tro.
Trong hình bên dưới chính là chậu vệ sinh của Hoàng đế, được gọi là "quan phòng". Khi Hoàng đế có nhu cầu đi vệ sinh, thái giám sẽ mang chúng đến.
Chúng được làm bằng gỗ đàn hương, bên trong chứa tro gỗ đàn hương. Khi chất thải rơi xuống, tro gỗ sẽ bám dính vào bề mặt và ngăn mùi hôi phát tán. Tất nhiên là tro gỗ đàn hương không thể cản hết mùi nên thái giám sẽ cho vào đó một ít cánh hoa và hương liệu.
Một điều đặc biệt khác là quan phòng không được phép đặt trên mặt đất, vì Hoàng đế sẽ phải cúi người khi muốn sử dụng. Do đó, thái giám phải dùng sức lực nâng quan phòng lên cao, để khi Hoàng đế ngồi lên đó vẫn sẽ là người có vị trí cao nhất.
Quan phòng chỉ dành cho Hoàng đế và các nương nương, cung nữ và thái giám không thể có được đãi ngộ tốt như thế. Những người có thân phận thấp bé nhất hoàng cung chỉ được sử dụng "cung phòng", bên trong cung phòng là các "cung đồng". Cung đồng là những chiếc thùng được làm bằng gỗ bình thường và phân sẽ được giữ trong những chiếc thùng đó. Chúng cũng không được thêm hương liệu nên không thể ngăn được mùi hôi thối.
Vào các ngày 4, 14, 24 hàng tháng chính là thời điểm dọn dẹp trong hoàng cung. Những chất thải trong "cung phòng" sẽ được mang ra bên ngoài hoàng cung để xử lý, mùi hôi khó có thể phát tán.
Tuy nhiên, đến thời Hoàng đế Càn Long triều nhà Thanh, vì để thể hiện hiếu đạo với mẫu thân, ông đã cho xây dựng 3 nhà vệ sinh ở trong Thọ Khang Cung.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm