Khám phá

Sau khi Hoàng đế băng hà, hàng trăm phi tần xinh đẹp trong hậu cung sẽ ra sao?

Nhiều sinh viên học lịch sử có lẽ đã suy nghĩ về câu hỏi này, đó là, sau khi vị Hoàng đế cổ đại qua đời, chuyện gì sẽ xảy ra với hàng trăm phi tần trong hậu cung.

Chuyện về 2 chị em ruột gả cho Hoàng đế Khang Hi: Đều vì chính trị nhưng người chị được phong làm Hoàng hậu, khiến Hoàng đế ám ảnh một đời / Vị Hoàng hậu bất hạnh nhất nhà Minh: Vô tình rơi vào cuộc chiến của 2 Hoàng đế, con trai mất sớm, đến chết vẫn bị kẻ khác lấy ra trút giận

Khi hoàng đế còn sống, rất nhiều phi tần được sủng ái vô cùng, nhưng sau khi Hoàng đế băng hà, số phận của họ kém may mắn hơn rất nhiều, bởi vì hoàng đế khác đã lên thay, trogn khi bản thân lại lớn tuổi nên đương nhiên sẽ không được tân hoàng sủng ái. Vì vậy, hầu hết các phi tần sẽ có kết thúc như sau:

Một là đi tu

Luật lệ này xảy ra ở thời nhà Đường vì ở giai đoạn này, Phật giáo rất phát triển và đa số người dân, quý tộc, quan lại đều sùng đạo Phật trong đó có cả vua chúa và người trong cung. Vì thế, khi Hoàng đế băng hà thì các phi tầng có địa vị thấp, chưa sinh được con cho tiên đế sẽ xuống tóc đi tu, bởi nhiều người tin rằng, những phi tần sau khi xuất gia có thể ngày đêm cầu phúc cho tiên đế ở thế giới bên kia.

cac-phi-tan (1).jpeg 6
Ảnh minh hoạ.

Chính Võ Tắc Thiên khi còn là "Tài Nhân" (một tước vị phi tần nhỏ) của Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã phải lên chùa, xuống tóc làm ni cô sau khi vị Hoàng đế này qua đời. Nếu không có mối nhân duyên với Lý Trị, có lẽ bà đã sống cô quạnh cả đời, làm bạn với khói hương và tiếng tụng kinh gõ mõ.

Chôn cất

Ngoài ra, có nhiều cách tàn ác khác, chẳng hạn như chôn cất, rất phổ biến vào đầu thời nhà Minh và đầu nhà Thanh, Minh Thái Tổ đã áp dụng phương pháp chôn cất cho các thê thiếp của mình, tất nhiên, cho đến thời Minh - Minh Anh Tông, hệ thống mai táng đã bị bãi bỏ.

cac-phi-tan (1).jpeg 2

Được phong làm Thái hậu

Người ta hay nói, vị trí Hoàng hậu là vị trí cao nhất trong hậu cung Trung Hoa, cai quản tam cung lục viện và có quyền lực gần như là tuyệt đối chỉ sau vua. Ấy vậy mà chắc nhiều người vẫn chưa biết, dù Hoàng hậu, hay Hoàng đế thì cũng phải kiêng dè với những ai nắm giữ vị trí Hoàng Thái hậu.

cac-phi-tan (1).jpeg 5

Thậm chí, trong lịch sử Trung Hoa phong kiến, thì cũng không hiếm thấy những trường hợp tân đế còn nhỏ, không đủ sức quản việc nước thì chính Thái hậu sẽ là người buông rèm nhiếp chính, có quyền lực vượt qua cả các đấng quân vương, chẳng hạn như Lữ Trĩ (Hoàng hậu của Hán Cao Tổ Lưu Bang), Lý Trang (mẹ ruột Hoàng đế Thuận Trị thời Thanh) hay Từ Hy Thái hậu cuối thời Thanh…

Tuy nhiên, muốn có được vị trí này cũng không phải dễ, duy chỉ có Hoàng hậu của tiên đế mới được ngồi vào, hay mẹ ruột của tân đế. Còn những phi tần của Hoàng đế cũ có địa vị thấp hơn thì dù có nằm mơ cũng không bao giờ có được.

Theo con trai đến đất phong hưởng phúc đến cuối đời

Đây cũng là điều mà nhiều phi tần mong ước sau khi Hoàng đế qua đời, vậy mà cũng không phải chuyện dễ. Đặc ân này chỉ dành cho những phi tần sinh được con trai cho Hoàng đế, nhưng người con đó không được kế vị như Thái tử nên được Hoàng đế phong vương và cấp đất cho ra ngoài lập vương phủ riêng cho mình. Vì vậy, nếu Hoàng đế có băng hà thì mẹ đẻ của những vị thân vương này sẽ được rước ra ngoài phủ của con trai mà sống hết phần đời còn lại, có kẻ hầu người hạ.

cac-phi-tan (1).jpeg 1

Như trường hợp của Bạc Cơ - phi tử của Hán Cao Tổ thời nhà Hán. Trước khi Hán Cao Tổ qua đời, vì con trai của Bạc Cơ đã được cấp đất và phong vương nên sau khi Hán Cao Tổ quy tiên, thì Bạc Cơ được phép ra ngoài sống với con trai mình và có được địa vị nhất định.

Sống hết phần đời còn lại trong cô đơn tại biệt cung

Đặc ăn này, tuy cũng chỉ dành cho một số phi tầng có thứ bậc cao trong thời nhà Tống và nhà Đường và một số phi tần thứ bậc thấp vào thời nhà Hán nhưng suy xét mà nói, họ cũng sẽ sống trong lầm lũi cô đơn đến cuối phần đời còn lại. Điều này quả thật buồn thảm, nhất là khi một số phi tần tuổi đời còn rất trẻ, thanh xuân phơi phới mà sẽ bị khóa xuân như một con chim trong lồng hay như một nữ tù nhân với bản án chung thân.

cac-phi-tan (1).jpeg 4

Như thời nhà Thanh, các phi tần được chuyển đến ở biệt cung sau khi Hoàng đế mất. Góc tây bắc của Tử Cấm Thành là nơi chuyên dành cho các phi tần của các đời hoàng đế trước bao gồm Từ Ninh Cung, Thọ Khang Cung, Thọ An Cung, Anh Hoa Điện, Từ Ninh Hoa Viên. Thông thường hoàng đế mới sẽ phong hiệu và nuôi dưỡng những phi tần của tiên đế đến cuối đời.

Thành phi tần của tân đế

Và đây cũng là một ngã rẽ đau thương cho những phi tần của tiên đế, nhất là những phi tần còn trẻ đẹp và đã một đôi lần hầu hạ gối chăn cho Hoàng đế cũ nay lại trở thành phi tần phục vụ cho Hoàng đế mới cũng là con trai của chính tiên đế.

cac-phi-tan (1).jpeg 7

Việc "cha con chung vợ" này từng nhiều lần bị lên án trong triều đình phong kiến Trung Quốc vì nó đụng vào một số giới hạn về đạo đức cũng như là trái với luân thường đạo lý muôn đời của con người. Đơn cử là trường hợp Tùy Dương Đế Dương Quảng từng nạp hai người vợ của cha mình làm phi và sủng ái hết mực. Hay chính Võ Tắc Thiên – nữ Hoàng đế duy nhất của Trung Quốc từng là phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị.

Nhưng cũng có một số phi tần của Hoàng đế cũ, địa vị thấp hèn, chưa từng được sủng hạnh hay biết mặt Hoàng đế cũ, thì sau khi Hoàng đế qua đời liền trở thành sủng phi của tân đế, điều này lại trở thành một cơ hội "đổi đời" hiếm có khó tìm của họ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm