Tử Cấm Thành rộng tới 700.000m2, có 9.999 phòng nhưng không có lấy 1 nhà vệ sinh, làm sao để tiện sinh hoạt?
Vì sao du khách phải rời Tử Cấm Thành lúc 5 giờ chiều? / Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành, ở Bắc Kinh, Trung Quốc là 1 địa điểm du lịch thu hút lượng khách đông đảo mỗi năm. Trước đây, Tử Cấm Thành là nơi các đời vua nhà Minh và nhà Thanh trị vì và điều hành triều chính. Sau nhiều thế kỷ, Cố Cung vẫn mang đậm nét đẹp truyền thống, lịch sử của đất nước tỷ dân. Tới thời điểm hiện tại, cung điện nghìn năm tuổi này vẫn tồn tại nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò. Trong đó, việc Tử Cấm Thành không có nhà vệ sinh làm nhiều người đặt ra nhiều thắc mắc.
Thời xưa, rất nhiều người sinh sống trong Tử Cấm Thành. Nhưng nơi đây lại không hề có một nhà vệ sinh nào. Vậy, người thời xưa sinh hoạt ra sao?
Người xưa quan niệm Tử Cấm Thành là nơi ở của thiên tử. Vì vậy sự tôn nghiêm của hoàng đế được đặt lên hàng đầu, mọi ngóc ngách Cố Cung đều phải sạch sẽ, gọn gàng. Nếu như họ xây dựng nhà vệ sinh chung, lượng người ra vào hàng ngày sẽ khiến nơi đây có mùi khó chịu. Lâu dần việc này sẽ ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của hoàng đế, sự uy nghi nơi cung điện.
Thay vì xây nhà vệ sinh cố định, con người thời cổ đại đã sử dụng “nhà vệ sinh di động”. Trong cung, cung nữ hay thái giám sẽ sử dụng 1 chiếc thùng nhỏ để “giải quyết” nhu cầu. Trong các thùng này, người ta sẽ rải tro, bột trầm hương có mùi thơm để không gian sinh hoạt chung không bị hôi hám. Những người có chức vị cao hơn sẽ dùng loại thùng cao cấp hơn, được làm từ gỗ quý. Thậm chí ở loại thùng này còn có cả đệm ngồi, giấy vệ sinh mềm mại…
Thùng đi vệ sinh của vua chúa. Ảnh minh họa: Internet
Sau đó, chất thải sẽ được các thái giám chuyển ra khỏi cung, còn các “nhà vệ sinh di động” thì được cọ rửa sạch sẽ. Điều quan trọng nhất, “nhà vệ sinh di động” không được ảnh hưởng tới sự uy nghiêm của nhà vua.
Cố Cung có diện tích lên đến 700.000m2, có 9.999 phòng khác nhau và chia thành nhiều cung lớn, nhỏ. Kẻ hầu người hạ phải phục vụ hàng vạn giai nhân nhưng mọi công việc đều diễn ra suôn sẻ. Không gian chung trong các cung điện đều rất sạch sẽ cho thấy cách quản lý thông minh, kỹ lưỡng của người xưa.
Theo các nhà nghiên cứu, kỹ thuật thời xưa chưa phát triển nên chưa thể xử lý mùi hôi, chất thải 1 cách triệt để. Vì vậy, “nhà vệ sinh di động” chính là cách giải quyết ổn thỏa vấn đề sinh hoạt của người trong cung.
Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, xếp vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất Thế giới. Cố Cung được xây dựng từ năm 1406, 14 năm sau mới đi vào hoạt động. Không chỉ có bề dày lịch sử, Tử Cấm Thành còn khiến hậu thế tò mò vì nhiều bí ẩn xây dựng. Trải qua hơn 600 năm, Cố Cung hứng chịu không ít ảnh hưởng từ thiên nhiên nhưng vẫn luôn là công trình kiến trúc vững chãi. Đặc biệt, công trình này từng trải qua hơn 200 trận động đất có sức công phá khủng khiếp nhưng vẫn trụ vững tới hiện tại.
Kiến trúc đặc biệt giúp Cố Cung trường tồn với thời gian. Ảnh minh họa: Internet
Theo nghiên cứu, các kiến trúc sư Trung Quốc đã phát minh ra cấu trúc chống lại thiên tai và áp dụng ở Tử Cấm Thành. Cấu trúc này gồm các khối gỗ và tay xà khớp lại với nhau mà không cần bất kỳ loại keo kết dính nào cả. Phần kiến trúc đặc biệt trên mái nhà của Tử Cấm Thành đã giúp công trình đồ sộ này trụ vững bao năm qua. Điều này là minh chứng cho sự tài giỏi, óc sáng tạo của người Trung Quốc xưa.
- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào