Tủ lạnh, điều hòa thời cổ đại trông như thế nào? Chức năng làm lạnh không tồi chút nào, công nghệ hiện đại cũng không thể nhái được
Khi nạn đói xảy ra, đại quan của nhà Tống bất ngờ tăng giá gạo, vì sao dân nghèo cảm ơn không ngớt? / Xác ướp mặt chó được tìm thấy ở Ai Cập, không cần chụp X-quang, nhưng thật tàn nhẫn khi phát hiện ra có một thứ đáng sợ ẩn bên trong nó
Ngày nay, nhà nào cũng có tủ lạnh, bạn nghĩ chúng bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
Trên thực tế, ngay từ thời cổ đại, trong hoàng cung đã sử dụng công nghệ cao như vậy. Tất nhiên, tủ lạnh cổ không thể gọi là tủ lạnh. Nó được gọi là băng giám. Năm 1978, các nhà khảo cổ đã khai quật được 2 chiếc băng giám từ lăng mộ Tăng Hầu Ất (một vị vua chư hầu thời Chiến Quốc) ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Băng giám có hai lớp bên trong và bên ngoài. Với lớp đá ở lớp ngoài, phòng bên trong có thể được sử dụng để làm lạnh trái cây, rau và rượu. Hơn nữa, có một số lỗ nhỏ trên nắp của băng giám, có thể được sử dụng như một máy điều hòa không khí khi đặt trong phòng. Chiếc tủ lạnh cổ đại này có chiều cao 63,2cm, nặng 170 kg, bán kính miệng là 63cm. Phần bên ngoài gọi là “Giám”, có thể đựng được nước, đồ ăn, rượu.
"Tủ lạnh" đắt tiền như vậy chắc hẳn chỉ có hoàng thất hoặc những người giàu có mới sử dụng.. Và thời này băng giám thường được làm gỗ sưa hoặc gỗ lim thay vì đồng thau như trước, vì thế trọng lượng của nó nhẹ hơn rất nhiều. Cấu trúc có vẻ khá đơn giản, nhưng đến nay khoa học – kỹ thuật hiện đại vẫn không cách nào phục chế được 2 chiếc băng giám bằng đồng này.
Không có điều hòa, người cổ đại làm mát bằng cách nào?
Cải tạo nhà ở được gọi là “Hạ thất”, “hạ thất” bắt đầu từ thời Tiên Tần, giống như hầm của người hiện đại ngày nay. Mục đích của việc đào hầm sinh sống là để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu rọi vào. Ngoài ra, trong hầm đặt các khối băng đá lớn cũng là cách mà người cổ đại thường làm.
Đến thời Hán, người ta tạo ra các mạch nước ngầm để làm mát. Đến thời nhà Đường, trong cung Đại Minh, người ta dùng nước kích hoạt quạt gió để làm mát. Đồng thời, họ cũng đem nước đặt ở chỗ cao, sau đó dẫn nước chảy qua mái phòng ngủ của Vua. Sau đó lại làm cho nước từ trên mái hiên chảy xuống, hình thành các “mành nước” để làm mát không khí.
Sau thời nhà Đường thì việc cải tạo phòng không được áp dụng nhiều nữa. Đến thời nhà Minh, người ta đào giếng sâu trong phòng, sau đó dùng nắp đậy lên. Mục đích của cách làm này là tận dụng khí lạnh dưới nền đất để hạ nhiệt trong phòng ở.
Ngoài ra, cổ nhân còn dùng băng đá để làm mát phòng ở. Cách này được người cổ đại sử dụng rộng rãi. Trong cung Vua hay nhà ở của người dân thường, người ta đều chôn các khối băng đá lớn xuống đất để làm mát phòng ở. Trong hầm đá của Tử Cấm Thành có chôn hàng vạn khối băng đá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào