Tư Mã Ý cả đời chỉ sợ 3 người, một là đối thủ Gia Cát Lượng, hai người còn lại khiến ông hoài nghi cuộc đời
Tào Tháo đem quân đánh Đông Ngô, Tôn Quyền viết 1 lá thư vỏn vẹn 16 chữ, Tào Tháo vừa đọc xong lập tức cho rút quân / Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất, đó là ai?
Tư Mã Ý cả đời chỉ sợ 3 người, một trong số đó hiển nhiên là Gia Cát Lượng, cuộc đọ sức của hai người chủ yếu là trên chiến trường. Thực ra Gia Cát Lượng cũng sợ Tư Mã Ý, mưu kế của người thông minh rất sợ gặp phải "kẻ ngốc" giỏi nhẫn nhịn, chẳng hạn như Công Nguyên năm 234, để kích động Tư Mã Ý ra ngoài nghênh chiến, Gia Cát Lượng đã gửi những bộ trang phục đàn bà tới doanh trại quân Tào, ám chỉ Tư Mã Ý chỉ là một mụ đàn bà không dám tấn công, các tướng Ngụy rất tức giận, nhưng Tư Mã Ý vẫn điềm nhiên như không.
Nhưng điều này cũng nói lên một điều rằng Tư Mã Ý có sợ Gia Cát Lượng, sợ một khi rơi vào cái bẫy mà Gia Cát Lượng giăng sẵn thì người chịu thiệt chắc chắn là mình. Không dễ gì mới đợi được tới khi Gia Cát Lượng bệnh qua đời, Tư Mã Ý định nắm bắt thời cơ, nhưng cuối cùng vẫn bị kế của Gia Cát Lượng dọa sợ, vì vậy người đời mới truyền tai nhau câu nói "Gia Cát chết vẫn đuổi được Trọng Đạt sống".
Ảnh minh họa: Internet
Ai cũng nói Tư Mã Ý rất thông minh, dùng chữ "nhịn" để đuổi Gia Cát Lượng, nhưng kiên trì không xuất hiện, kiên trì phòng thủ, rất ít khi chủ động ra nghênh chiến với Gia Cát Lượng, cũng nói lên một điều rằng Gia Cát Lượng đã đem lại tâm lý uy hiếp rất lớn cho Tư Mã Ý, vì vậy Tư Mã Ý trên chiến trường chỉ sợ nhất hai từ "Gia Cát". Tất nhiên, sự thực chứng minh phương pháp "đại trượng phu có thể gập có thể duỗi" của Tư Mã Ý rất hữu ích, có thể khiến ông cười đến cuối cùng.
Phương pháp "lúc gập lúc duỗi" này không chỉ được Tư Mã Ý dùng để đối phó Gia Cát Lượng mà cũng dùng để đối phó hai người khiến ông hoài nghi cả đời người. Nhân vật đầu tiên là một người vô cùng khiêm tốn trong lịch sử, bởi lẽ bà là người đứng sau Tư Mã Ý, cũng là người đồng hành với sự phát triển của Tư Mã Ý, nhưng vì tuổi già lão hóa nên bị Tư Mã Ý ghét bỏ, người đó chính là vợ cả của ông, Trương Xuân Hoa.
Đối với Tư Mã Ý mà nói, thành tựu lớn nhất của Trương Xuân Hoa, thứ nhất là khi Tư Mã Ý còn trẻ đã giúp được Tư Mã Ý rất nhiều việc, hai là sinh cho Tư Mã Ý hai người con trai tài giỏi là Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu. Vì vậy, khi Tư Mã Ý sinh bệnh, Trương Xuân Hoa tới thăm, Tư Mã Ý nói một câu "không cần "đồ cũ" như bà đến, thật đáng ghét" khiến Trương Xuân Hoa đem con cùng tuyệt thực, dọa sợ khiến Tư Mã Ý phải vội vội vàng vàng xin lỗi dỗ dành.
Nói phụ nữ già, xấu là sẽ phải trả giá, cụ thể có thể tham khảo Tần Hiếu vũ đế Tư Mã Siêu thời Đông Tấn, ông ấy vì nói Trương quý nhân già rồi, phải đổi khuôn mặt mới tươi trẻ hơn mà bị Trương quý nhân dùng chăn đè cho chết ngạt; Trương Xuân Hoa mặc dù không làm vậy, nhưng bà nắm trong tay thứ vũ khí mềm, khiến một người như Tư Mã Ý không thể không cúi đầu, vậy là đã rất giỏi giang rồi.
Ảnh minh họa: Internet
Ở chiến trường, ở nhà Tư Mã Ý đều có người để sợ, còn ở "nơi làm việc", Tư Mã Ý sợ ai nhất? Tất nhiên là người có tầm nhìn và tài năng hơn Tư Mã Ý một đẳng cấp, gian hùng Tào Tháo. Tào Tháo là hình mẫu một ông chủ tài năng, văn võ song toàn, mọi phương diện đều rất giỏi giang, Tư Mã Ý trước mặt Tào Tháo không giở được trò gì, chỉ có thể thành thực làm việc.
"Không có ai mà Tào Tháo ta không mời ra được", ông nghĩ vậy và cũng làm được vậy. Tư Mã Ý, ảnh đế trong làng diễn sâu, dù giả bệnh nhưng vì sợ Tào Tháo nên cũng không thể không ngoan ngoãn xuất sơn, nhận chức Văn học duyện. Tư Mã Ý đã tìm thấy phương thức có được sự tin tưởng của Tào Tháo, đó là ủng hộ Tào Tháo xưng đế, có thể thấy trước mặt Tào Tháo, Tư Mã Ý thuộc hàng tiểu đệ, không chỉ phải có bản lĩnh mà còn phải nịnh nọt cấp trên mới mong được an ổn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ