Từ nô tỳ trở thành Vương phi, nữ nhân nào đã làm được điều đó trong sử Việt?
Thần khí nước Nam: Xích Long Đao của Lê Sĩ Hoàng / Chiêm ngưỡng bồn tắm dát vàng, đính 250 viên pha lê giá hơn 2,5 tỉ đồng
Lê Thị Thanh là người từ thân phận nô tỳ trở thành vương phi nước Việt.
Theo sách "Kể chuyện chốn hậu cung", trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từng xuất hiện một người phụ nữ có số phận đặc biệt tên Lê Thị Thanh, tức Mẫn Lệ phi (chưa rõ năm sinh, năm mất, nhiều tài liệu không ghi tên, chỉ ghi bà phi họ Lê). Theo đó, từ thân phận nô tỳ, bà này đã bất ngờ trở thành cung phi nước Việt.
Mẫn Lệ phi là vợ của ông vua Lê Uy Mục.
Theo chính sử Mẫn Lệ phi Lê Thị Thanh là vợ vua Lê Uy Mục, hoàng đế thứ 8 của nhà Hậu Lê, làm vua từ năm 1504-1509.
Mẫn Lệ phi quê ở Quảng Trị
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, bà Mẫn Lệ phi vốn người ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sau chuyển vào sinh sống ở Quảng Trị. Do cha mắc tội nên bà bị sung làm nô tỳ trong cung phủ. Tại đây, trong một lần giáp mặt, hoàng tử Lê Tuấn đã rất yêu quý. Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đã phong bà làm phi tần, rất sủng ái.
Công lao to lớn của Mẫn Lệ phi được hậu thế ghi nhận chính là Khai khẩn đất đai
Sau khi vào cung, anh và em trai bà cũng được ban tước hiệu. Từ đây, anh em bà đã chiêu mộ dân chúng khai phá thêm những vùng đất hoang, lập nên nhiều làng xã, kéo dài từ vùng Sen Thủy (Quảng Bình) đến vùng Hạ Bạn (Gio Linh, Quảng Trị ngày nay).
Địa phương hiện còn đền thờ Mẫn Lệ phi là Vĩnh Linh (Quảng Trị)
Theo sách "Ô Châu cận lục", nhờ gia đình có công lao to lớn trong việc khai khẩn lập ấp, nên sau khi qua đời, người dân nhớ tới công lao của anh em bà, đã lập miếu thờ ở nhiều nơi. Trải qua hàng thế kỷ với bao biến động của lịch sử, tất cả gần như bị tàn phá, chỉ còn lại ngôi miếu chính thờ bà tại làng Sa Trung của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Lễ hội tưởng nhớ Mẫn Lệ phi được tổ chức vào tháng ba hàng năm
Hàng năm, ngày 27/3 Âm lịch, đông đảo người dân lân cận tế lễ để tưởng nhớ bà với những câu ca dao lưu truyền như: “Đi đâu cũng nhớ tháng ba / Hai bảy giỗ bà, tảo mộ vui xuân / Các nơi nô nức xa gần / Vĩnh Trung, Vĩnh Thủy, Quảng Bình về đây”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

CLIP: Cận cảnh pha săn mồi ngoạn mục của “ông vua đồng cỏ”
CLIP: Lỡ dại đi săn nhím, trăn boa quằn quại trong đau đớn vì bị lông kẻ thù đâm
CLIP: Rắn đuôi chuông kịch độc bị hạ gục bởi "sát thủ" rắn lục trong cuộc chạm trán định mệnh
CLIP: Linh miêu con tập săn mồi, bài học sinh tồn trong thiên nhiên hoang dã
CLIP: Sư tử mẹ, lá chắn thép bảo vệ đàn con giữa đồng cỏ Châu Phi

Loài cá sa mạc hiếm nhất thế giới, sống sót ở ‘thung lũng chết’ 60.000 năm: Chỉ còn hơn 30 con