Khám phá

Lăng mộ được xây dựng trong nửa thế kỷ, tiêu tốn 1/3 thuế quốc gia: Lăng Tần Thủy Hoàng cũng thua xa về giá trị

Được mệnh danh là "Kim tự tháp phương Đông" với giá trị cao hơn cả lăng mộ Tần Thủy Hoàng, có gì bên trong Mậu Lăng.

Chu Nguyên Chương khét tiếng tàn bạo, gây thù chuốc oán với không ít người, tại sao về sau không một ai dám động đến lăng mộ của ông? / Tìm thấy hũ rượu quý trong lăng mộ nghìn tuổi, nhà khảo cổ mạnh dạn nhấp môi nếm thử: Hương vị có thể diễn tả trong 2 từ!

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, lăng mộ của ông là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, vì vậy mà các vật phẩm tuẫn táng cùng ông đương nhiên có giá trị vô cùng lớn.

Nếu như chỉ nhìn vào quy mô thì lăng Tần chắc chắn là lăng mộ có quy mô lớn bậc nhất trên thế giới, nhưng nếu xết về giá trị thì còn có một vị hoàng đế Trung Hoa khác từng xây dựng lăng tẩm có giá trị cao hơn nhiều lần. Đó chính là lăng mộ Hán Vũ Đế Lưu Triệt.

Lăng mộ được xây dựng trong nửa thế kỷ, tiêu tốn 1/3 thuế quốc gia: Lăng Tần Thủy Hoàng cũng thua xa về giá trị - Ảnh 1.
Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Nguồn: Wikipedia.

Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN) là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Hán. Ông được đánh giá là vị vua tài ba có công củng cố nền cai trị và mở mang bờ cõi Trung Hoa, cũng là người đầu tiên mở ra con đường tơ lụa.

Có thể coi Hán Vũ Đế là một trong những vị hoàng đế kiệt xuất nhất trong triều đại phong kiến ​​Trung Quốc. Dưới sự cai trị của ông, Nhà Hán trở thành triều đại có sự phát triển đỉnh cao nên giá trị của lăng tẩm của ông đương nhiên không thể xem thường.

Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi hoàng đế năm 16 tuổi và băng hà năm 70 tuổi. Ông tại vị 54 năm, bắt đầu công cuộc chuẩn bị lăng mộ vào năm thứ 2 sau khi lên ngôi, nghĩa là khi mới 18 tuổi.

Vậy tại sao Lưu Triệt lại bắt đầu chuẩn bị lăng mộ của mình sớm như vậy?

Nguyên nhân là khi còn là hoàng tử, trong một lần ra ngoài săn bắn ông đã thấy một con kỳ lân vụt sáng ở thôn Mậu, quận Hòe Lý (nay thuộc thành phố Hưng Bình, huyện Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây), ông cho rằng đó nhất định là nơi có phong thủy tốt nên đã chọn nơi đây là nơi làm lăng mộ của mình sau khi trở thành một vị vua.

Cũng chính vì vị trí của lăng mộ nhà vua nằm ở thôn Mậu nên lăng mộ của Hán Vũ Đế còn được gọi là Mậu Lăng.

Lăng mộ Hán Vũ Đế có giá trị thế nào?

Dưới sự cai trị của Hán Vũ Đế, nhà Hán bước vào giai đoạn hưng thịnh chưa từng có. Có tài liệu thuật lại khi này nhà Hán được ví như: "Kinh sư chi tiền lũy cự vạn, quán hư nhi bất khả hiệu" hiểu nôm na là: Quốc khố nhiều vô kể, các xâu tiền vương vãi khắp mọi nơi!

Theo sử sách ghi chép lại, chi phí để xây dựng Mậu Lăng chiếm 1/3 khoản thuế Hán triều thu được của mỗi năm. Việc xây dựng kéo dài tới 53 năm, từ đó cũng đủ thấy lượng của cải để xây lăng mộ tốn kém tới mức nào.

Quy mô và sự xa hoa của công trình này đã vượt xa trí tưởng tượng của con người, nhiều học giả gọi nó là "Kim tự tháp phương Đông".

Lăng mộ được xây dựng trong nửa thế kỷ, tiêu tốn 1/3 thuế quốc gia: Lăng Tần Thủy Hoàng cũng thua xa về giá trị - Ảnh 3.

Phần còn sót lại của Mậu Lăng. Nguồn: Baike.

Giống như lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, lăng mộ Hán Vũ Đế cũng chứa rất nhiều bảo vật quý hiếm độc đáo, thậm chí cả những loài thú vật độc lạ.

Theo sách "Hán Thư", Mậu Lăng chứa vô số châu báu, mã não, chim chóc, thú vật, rùa, ngựa, hổ, báo… tất cả hơn 90 thứ đều được tuẫn táng cùng. Đồ tuẫn táng theo nhiều đến mức "không thể nhét được".

“Tây Kinh Tạp Ký” cũng chép rằngHán Vũ Đế nằm trong quan tài trên người còn mặc chiếc ngọc y chỉ vàng (bộ trang phục đan bằng hàng trăm viên ngọc bích nối với nhau bằng dây vàng). Thân hình Hán Vũ Đế to lớn nên áo cũng dài tới 1,88 m. Người ta đã phải dùng tới 1498 miếng ngọc lớn nhỏ khác nhau để kết thành chiếc áo, còn vàng thì dùng tới 1,1 kg.

Lúc còn sống, Hán Vũ Đế có nuôi 9 con tuấn mã gồm được gọi là “cửu dật”, ông rất yêu quý chúng nhưng khi chết đi rồi thì không thể mang theo nên đã cho người dùng ngọc quý để đẽo thành hình tuấn mã đặt vào Mậu Lăng.

Những con ngựa bằng ngọc được tạc rất tinh vi, mỗi con đều có thần thái rất riêng, không con nào giống con nào. Dây cương được đẽo từ đá mã não còn yên thì được làm từ lưu ly. Vì vậy, những con ngựa bằng ngọc dù có đặt trong bóng tối vẫn tỏa ra ánh sáng rực rỡ, từ xa 100 m vẫn có thể nhìn thấy.

 

Lăng mộ được xây dựng trong nửa thế kỷ, tiêu tốn 1/3 thuế quốc gia: Lăng Tần Thủy Hoàng cũng thua xa về giá trị - Ảnh 5.

Lăng mộ chính của Hán Vũ Đế. Nguồn: Baike.

Tương truyền rằng ở Mậu Lăng lúc bấy giờ có hàng nghìn quân lính canh gác, Hán Vũ Đế hy vọng rằng ông vẫn sẽ được hưởng vương quyền ở một thế giới khác. Tuy nhiên, ông không thể lường được 2000 năm sau, nơi an nghỉ của ông đã phải hứng chịu vô số tai họa.

Không chỉ có những người lính canh giữ lăng tự đánh cắp báu vật, mà còn có cả nông dân và các lãnh chúa liều lĩnh cũng đã nhiều lần đến thăm dò, những báu vật bị đánh cắp nhiều không thể tính được.

Vào những năm cuối thời Tây Hán, nghĩa quân đã dùng hàng vạn binh mã để khiêng đồ tuẫn táng suốt mấy chục ngày mà vẫn chưa thể chuyển hết một nửa trong số đó, quả là khiến người ta kinh ngạc!

Tuy nhiên, do các biện pháp chống trộm ở Mậu Lăng cực kỳ tinh xảo nên cho đến ngày nay lăng mộ chính vẫn chưa được mở ra. Người ta tin rằng vào ngày mà ngôi mộ chính được mở ra, lăng mộ Hán Vũ Đế sẽ gây chấn động cả thế giới!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm