Từng đánh bại Tôn Sách - Tôn Quyền và giúp Tào Tháo - Lưu Bị bình thiên hạ, nhưng vị tướng thời Tam Quốc này lại bị lịch sử lãng quên
Giỏi như Gia Cát Lượng vẫn chưa phải là đệ nhất mưu sĩ thời Tam Quốc, vậy ai mới xứng đáng đứng ở vị trí này? / Từng nhất nhất nghe theo Gia Cát Lượng, lý do gì khiến Lưu Bị về sau bỏ ngoài tai lời khuyên của vị quân sư này?
Trong giai đoạn cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, Trung Hoa chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh của các chứ hầu. Quãng thời gian đầy biến động này tạo điều kiện cho nhiều võ tướng và mưu sĩ tạo dựng tên tuổi cho mình trong lịch sử.
Tuy nhiên vào thời lỳ có vô số những võ tướng và mưu sĩ tài giỏi như vậy, số nhân tài văn võ song toàn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Một trong những vị tướng nằm trong số ít đó lại không may bị lịch sử lãng quên chính là Trần Đăng.
Trong thời hoàng kim của mình, Trần Đăng được ca tụng là vị tướng túc trí đa mưu, văn võ song toàn. Thế nhưng, sự vô tình của lịch sử đã làm mờ dần những đóng góp của ông, nhiều thành tựu quan trọng của ông không còn được nhắc tới.
Danh tính của nhân tài văn võ song toàn hiếm có trong thời đại quần hùng tranh báTrần Đăng (Ảnh minh họa)
Trần Đăng (169 – 208), tự Nguyên Long, là quan viên, tướng lĩnh cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông được sử sách đánh giá là người thông minh học rộng, đọc qua rất nhiều sách vở và có nhiều nhận định về thời cuộc vô cùng sâu sắc.
Tương truyền rằng khi còn trẻ, Trần Đăng đã nuôi chí lớn. Năm 25 tuổi, ông được giao trách nhiệm làm Hiếu liêm và sau đó nâng lên chức vụ Huyện trưởng huyện Đông Dương. Trong thời gian cai trị huyện này, ông đã giành được tình cảm của nhân dân bởi sự quan tâm và chăm lo cho cuộc sống bách tính trong vùng.
Khi nơi đây trải qua nạn đói, Đào Khiêm - thứ sử của Từ Châu thời đó - đã bổ nhiệm ông làm Điển nông giáo ý (người quản lý phát triển nông nghiệp). Nhờ sự am hiểu và cái tâm của người làm quan, ông đã giúp người dân nơi đây thu hoạch một mùa màng bội thu. Cũng nhờ đó mà con đường sự nghiệp của ông ngày càng được mở rộng.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, Trần Đăng xuất hiện từ hồi 11 đến hồi 23 và được miêu tả như một người phản trắc. Trong tác phẩm, ông được bổ nhiệm làm quan trong giai đoạn chuyển giao quyền lực từ Đào Khiêm sang Lưu Bị. Trần Đăng và cha ông, Trần Khuê, sau đó đã tham gia vào mưu đồ hãm hại Lữ Bố tại Từ Châu, giúp Tào Tháo đánh bại kẻ thù này.
Trong tác phẩm, Trần Đăng thường thay đổi lập trường: lúc ủng hộ Tào Tháo, lúc lại ủng hộ Lưu Bị. Nhưng sau sự kiện làm phản Quan Vũ, La Quán Trung đã không còn đề cập tới ông.
Tuy nhiên, thực tế về Trần Đăng hoàn toàn khác với hình ảnh trong "Tam Quốc diễn nghĩa".
Ông từng đánh bại Tôn Sách, khiến Tôn Quyền khiếp đảm, giúp Tào Tháo, Lưu Bị bình thiên hạ, đồng thời còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phân địch thế cục Tam Quốc sau này.
Số phận hẩm hiu của nhân vật từng khiến các quân chủ Tam Quốc phải thán phục, nể sợNăm Hưng Bình thứ nhất (tức năm 194), Thứ sử Từ Châu là Đào Khiêm qua đời. Trước khi ra đi, ông đã muốn trao mảnh đất do mình quản lý cho Lưu Bị.
Bách khoa Toàn thư Trung Quốc ghi rằng: Lưu Huyền Đức khi đó tuy có chí bình thiên hạ nhưng lại lo lắng chư hầu không phục, bởi dẫu sao ông cũng từng nương nhờ nhiều thế lực và có tới không ít lần đổi chủ.
Đối diện với cơ hội tiếp quản Từ Châu không có quá nhiều ưu thế Lưu Bị cảm thấy do dự. Chỉ khi Trần Đăng xuất hiện và thuyết phục, ông mới thay đổi quyết định. Với khả năng lập luận và diễn đạt sắc sảo, Trần Đăng không chỉ thuyết phục Lưu Bị mà còn tự viết thư đến Viên Thiệu đứng ra ủng hộ Lưu Bị.
Chỉ sau khi nhận được sự ủng hộ từ Viên Thiệu, Lưu Bị mới thực sự tự tin để tiếp tục quyết định tiếp quản Từ Châu.
Có thể khẳng định, những bước tiến đầu tiên trong sự nghiệp của Lưu Bị có sự góp mặt quan trọng của Trần Đăng. Nhờ sự thuyết phục của ông, Lưu Bị đã đưa ra quyết định quan trọng, mở đường cho tương lai của mình.
Cũng bởi vậy mà Lưu Huyền Đức - người được mệnh danh là "quý chữ như quý vàng" - đã từng có lần đích thân hạ bút ngợi khen Trần Đăng là bậc văn võ song toàn.
Lưu Bị (Ảnh minh họa)
Trần Đăng là một văn thần nhưng mang trong mình khí chất dũng mãnh như một tướng lĩnh. Chính vì vậy, ông không ưa cách hành xử của kẻ phản trắc mang tiếng là "gia nô ba họ" như Lữ Bố.
Chính từ suy nghĩ đó, Trần Đăng đã hiến kế cho Tào Tháo để đánh bại Lữ Bố, giúp Tào Tháo tiến thêm một bước trên con đường bình thiên hạ.
Khi Lữ Bố “hớt tay trên” Từ Châu từ tay Lưu Bị vào năm Kiến An thứ hai, Trần Đăng đã trở về Hứa Đô và đưa ra dâng kế cho Tào Tháo. Ông còn vào trong thành làm nội ứng ngoại hợp giúp quân Tào ly gián và bắt sống Lữ Phụng Tiên.
Vì những đóng góp này, Trần Đăng được Tào Tháo phong làm Phục Ba tướng quân và sau đó là Thái thú Quảng Lăng.
Theo đánh giá từ KKNews, dù chức vụ cao quý, Trần Đăng luôn quan tâm đến việc làm sao để người dân có cuộc sống ổn định và thịnh vượng. Nhờ suy nghĩ đó, khi ông quản lý khu vực Quảng Lăng, người dân ở vùng sông Hoài và sông Trường Giang đã đặc biệt yêu mến ông.
Khu vực mà Trần Đăng quản lý giáp ranh với Giang Đông - Dương Châu vì thế mà ông trở thành mục tiêu của Tôn Sách, người đứng đầu Giang Đông thời điểm đó.
Theo Baike - một nguồn tài liệu của Trung Quốc, vào năm Kiến An thứ tư Tôn Sách đã giao cho Tôn Quyền lệnh dẫn đội quân tấn công vào thành của Trần Đăng. Mặc dù đứng trước một đối thủ hùng mạnh, Trần Đăng không chỉ giữ bình tĩnh mà còn xác định phương án phòng thủ.
Ông ra lệnh khóa cửa thành và giữ sự yên lặng. Khi địch sắp tấn công, ông đã sắp xếp cho binh lính trang bị vũ khí sẵn sàng từ đêm trước. Khi bình minh lên, Trần Đăng mở cổng nam thành và tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào trại quân địch. Dưới sự chỉ đạo của ông, quân đội Giang Đông bị đánh bại và phải rút lui trong hỗn loạn.
Sau một thời gian, Tôn Quyền dẫn quân Đông Ngô quay lại. Lúc này, quân địch quá mạnh, Trần Đăng liền tương kế tựu kế: một mặt cho người về Hứa Xương xin cứu viện, mặt khác lại tự mình đem quân ra 10 dặm ngoài thành lập trại, sai binh sĩ đốt đuốc, mỗi người đứng cách nhau 10 bước rồi giả vờ hò reo và làm như viện binh đã tới. Quân Giang Đông bị lừa và không dám tiến lên, Trần Đăng đã tận dụng cơ hội đánh bại hàng vạn binh lính địch, bảo vệ thành Quảng Lăng.
Với chiến công đánh bại Tôn Sách và khiến cho Tôn Quyền khiếp đảm, sẽ không hề quá lời nếu đánh giá rằng tài cầm binh của Trần Đăng thực chất vốn chẳng hề thua kém với hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đông Ngô.
Năm 205, Trần Đăng trở bệnh nặng. Theo ghi chép, ông ăn nhiều thịt sống dẫn đến các triệu chứng như đau dạ dày, đau ngực, sưng mặt và khó chịu khi ăn.
Danh y Hoa Đà đã chữa trị cho Trần Đăng và giúp ông phục hồi. Tuy nhiên, Hoa Đà cũng nói rằng bệnh của ông sẽ tái phát trong vòng 3 năm.
Đúng như Hoa đã đã báo trước, năm 208 bệnh của Trần Đăng tái phát. Đáng tiếc là Hoa Đà không ở gần bên để giúp ông nên Trần Đăng đã qua đời ở tuổi 39.
Vì ông ra đi vào một giai đoạn lịch sử đầy biến động, tài năng và sự nổi tiếng của Trần Đăng nhanh chóng bị nhấn chìm bởi những nhân tài khác. Danh tiếng và đóng góp của một vị tướng, một chiến lược gia xuất sắc như Trần Đăng bỗng chốc bị quên lãng.
Chính vì vậy khi nhắc đến Trần Đăng, nhiều người cảm thấy tiếc thương và coi ông là một trong những tài năng bị lịch sử bỏ quên của thời Tam Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ