Khám phá

Tượng gỗ nhà mồ của miền Thượng

Đây là tình cảm thiêng liêng, giản dị của những người đang sống đối với những linh hồn đã khuất về với thế giới bên kia.

Khám phá những đỉnh núi linh thiêng nhất Việt Nam / Trung Quốc đang trong "kỷ nguyên vàng của khám phá": Phát hiện khảo cổ gây chấn động thế giới này là minh chứng!

Nỗi buồn của những thân tượng theo suốt hành trình cuộc sống ở thế giới hư vô.

Nỗi buồn của những thân tượng theo suốt hành trình cuộc sống ở thế giới hư vô.

Tháng 3 Tây Nguyên, nhiều nơi tưng bừng với lễ Pơ Thi rộn ràng. Ở đó, những bức tượng gỗ, tượng nhà mồ chính là những người hầu để “đưa đường” cho những linh hồn đã khuất” về cùng với Yang - Atâu (ông bà, tổ tiên).
Sau lễ bỏ mả, nhiều tượng nhà mồ đã hoang phế.

Sau lễ bỏ mả, nhiều tượng nhà mồ đã hoang phế.

Các tượng gỗ với rất nhiều hình tượng phong phú, đa dạng về cách thể hiện xung quanh quan niệm về sự sinh thành, là một cặp tượng trai gái đang giao hoan, là tượng người đàn bà đang mang thai, hay là tượng những hài nhi đang ngồi khóc trong hoài tưởng…
Tượng người đàn ông trầm tư.

Tượng người đàn ông trầm tư.

Với trí tượng tưởng cũng như những quan niệm đã có từ lâu, những bức tượng nhà mồ được tạo nên đều lấy hình ảnh từ cuộc sống thường ngày, rất gần gũi và thân quen. Với cộng đồng nơi đây, tượng nhà mồ mang tất cả thông điệp, hơi thở cuộc sống buôn làng cho những linh hồn sang thế giới của Yang – Atâu.
Ý nghĩa của tượng nhà mồ đang mai một dần theo thời gian.

Ý nghĩa của tượng nhà mồ đang mai một dần theo thời gian.

Như một số tượng người ôm mặt khóc thể hiện sự hoài niệm về cuộc sống; tượng người đánh trống đánh chiêng thể hiện không khí hồ hởi, âm vang trong sinh hoạt cộng đồng hay tượng thể hiện hình những con vật trung thành, gần gũi được gửi theo để phục vụ người chết… nói về ý nghĩa của nhà mồ với đời sóng người dân nơi đây. Người làng xem đó là tất cả tình cảm như khi người thân còn sống, vì thế họ cũng cần được sẻ chia của cải vật chất và tinh thần. Đây là tình cảm thiêng liêng, giản dị của những người đang sống đối với những linh hồn đã khuất về với thế giới bên kia.
Tại một số khu du lịch, tượng nhà mồ được phục dựng.

Tại một số khu du lịch, tượng nhà mồ được phục dựng.

Khi những năm trước đây, đến các khu nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên bản địa, người ta sẽ gặp vô số những tượng gỗ với tên gọi quen thuộc là tượng Nhà mồ. Đây là giá trị văn hóa độc đáo, rất riêng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Một nguyên nhân khác khiến tượng Nhà mồ ngày càng thưa vắng, đó là vật liệu để đẽo tượng (các loại gỗ được chọn là cà chít, căm xe…) đã trở nên khan hiếm.
Lão nghệ nhân già Uế (70 tuổi, ở Kon Ch'ro, Gia Lai) đẽo tượng nhà mồ.

Lão nghệ nhân già Uế (70 tuổi, ở Kon Ch'ro, Gia Lai) đẽo tượng nhà mồ.

 

Hiện nay ở các khu nghĩa địa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, là những ngôi mộ xây bằng bê tông cốt thép đang thay thế nhà mồ truyền thống. khi những nhà mồ truyền thống không còn, thay vào đó là những ngôi mộ được xây dựng theo lối hiện đại, thì văn hóa nhà mò với biết bao điều hấp dẫn, thú vị cũng sẽ không còn, và những người biết đẽo tượng ngày càng ít và già yếu, lớp trẻ thì không mặn mà, vậy nên nghề đẽo tượng Nhà mồ cũng gần như thất truyền, và cả một thiết chế văn hóa nhà mồ rồi cũng sẽ rơi rụng theo thời gian.
Rất hiếm khi nhà mồ còn giữ được nét nguyên bản.

Rất hiếm khi nhà mồ còn giữ được nét nguyên bản.

Khi những ngôi nhà mồ ngày càng bị “Kinh hóa”, hay “Tây hóa” và đang dần mai một đi những nét văn hóa đặc trưng, khu biệt của văn hóa bản địa tây nguyên. Tượng nhà mồ được làm ra để phục vụ cho lễ bỏ mả và chỉ có tác dụng trong những ngày lễ hội mà thôi.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm