Khám phá

Uẩn khúc không thể lý giải của vua Bảo Đại và tình sử cùng Nam Phương Hoàng hậu

Giai thoại về xuất thân của vua Bảo Đại vẫn luôn là ẩn số cho đến nhiều thế hệ sau này.

Báu vật mọi phi tần nhà Minh đều "thèm khát" được hoàng đế ban thưởng / Lý do bị "cắm sừng" của các hoàng đế Trung Hoa: Người quá xấu trai, người quá già

Nhiều uẩn khúc về xuất thân của vị vua cuối cùng thời nhà Nguyễn

Bảo Đại là vị vua thứ 13 của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, được ghi nhận là quý tử duy nhất của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu.

Tuy vậy, thân thế của vua Bảo Đại cho đến ngày nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn, bởi từng có nhiều ghi chép từ trong và ngoài nước cho rằng vua Khải Định bị vô sinh nên không thể có con. Thế nhưng suy cho cùng, tất cả chỉ là những giả thuyết bởi chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục để chứng minh nghi vấn trên.

Hoàng tử Vĩnh Thụy - Những nghi vấn về thân thế của vị hoàng tử này trở thành uẩn khúc không thể lý giải.

Năm 1922, Vĩnh Thụy lúc 9 tuổi được xác lập làm Đông cung Hoàng thái tử. Sau đó không lâu, ông cùng vua cha Khải Định sang Pháp và được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ Jean Francois Eugène Charles nhận làm con nuôi. Từ đó, ông bắt đầu theo đuổi con đường học tập và tiếp nhận nền văn hóa phương Tây.

Sau khi vua Khải Định qua đời năm 1925, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy đã từ Pháp trở về để nối ngôi, lấy hiệu là Bảo Đại. Tiếp đó, ông quay về Pháp để học tập, giao lại triều chính cho quần thần. Sau mười năm theo học tại Pháp, vua Bảo Đại về nước vào ngày 16/8/1932, trị vì tại Huế cho đến năm 1945.

Vua Bảo Đại khi lên ngôi

Một thời gian dài tiếp xúc với văn hóa phương Tây, cùng với việc bị “cách ly” khỏi khuôn phép triều đình, khi về quê hương cầm quyền, Bảo Đại từng thú nhận bản thân gần như hoàn toàn không biết gì về lịch sử triều đại, dẫn đến việc quyền hành bị nước ngoài thâu tóm như thế nào. Tuy nhiên, mang tư duy Tây Phương phóng khoáng, ông là vị vua được ghi nhận đã có những đóng góp to lớn trong việc cải cách triều đình, bãi bỏ những tập tục lâu đời như: thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn vua khi lễ giá tới; mỗi khi vào chầu các quan Tây không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua, các quan ta cũng không phải quỳ lạy. Ông cũng cho thành lập Viện Dân Biểu để dân có thể trình bày nguyện vọng lên nhà vua.

Vua Bảo Đại đã có nhiều cải cách, đóng góp to lớn vào việc bãi bỏ các tập tục phong kiến

Khi Cách mạng tháng tám thành công vào năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị và trở thành một công dân bình thường. Ông tiếp tục có 10 năm hoạt động chính trị trước khi sang Pháp sinh sống. Ngày 31/7/1997, cựu hoàng Bảo Đại đã qua đời trên đất Pháp vì bệnh tật.

Tình sử phức tạp của vua Bảo Đại - lời hứa bị phá vỡ với Nam Phương Hoàng hậu

 

Với chiều cao 1m82 cùng nét điển trai, bảnh bao, Bảo Đại được mệnh danh là một vị vua phong lưu đa tình với rất nhiều những giai thoại về tình sử. Tuy nhiên, mối tình đáng nói nhất của ông phải kể đến Nam Phương Hoàng hậu - một câu chuyện đẹp mà cho đến nay vẫn là tiền đề tạo nên nhiều cảm hứng cho giới văn nghệ thuật nói chung.

Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương

Nam Phương Hoàng hậu tên thật là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan - cháu gái của ông Huyện Sỹ, một gia đình danh giá giàu có nhất xứ Nam Kỳ, được mệnh danh “hoa hậu Đông Dương” thời bấy giờ. Trong một buổi dạ tiệc, vua Bảo Đại đã trúng tiếng sét ái tình và quyết tâm theo đuổi Thị Lan – khi đó bà mới 18 tuổi. Vị vua có viết trong cuốn Con rồng Việt Nam "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".

Để lấy được mỹ nhân Đông Dương làm vợ, vua Bảo Đại đã phải vượt qua rất nhiều rào cản. Lần đầu tiên trong lịch sử triều đại Việt Nam có một vị hoàng hậu được sắc phong ngay trong ngày kết hôn, và lại còn là người Công giáo. Đồng thời, vị vua phong trần cũng lập lời thề ước tuân thủ chế độ một vợ một chồng. Họ sống hạnh phúc cùng nhau và có đến 5 người con đủ trai đủ gái, cho đến khi lời thề ước bị vua Bảo Đại phá vỡ.

Hoàng hậu Nam Phương bên 5 người con chung với vua Bảo Đại

Tháng 9/1945, sau khi thoái vị, vua Bảo Đại rời vợ con ra Hà Nội. Với bản tính phong lưu, lại không có vợ bên cạnh, vị cựu hoàng đã nên duyên cùng bà Mộng Điệp, phong làm thứ phi và có với nhau 3 người con chung. Tiếp đó, trong thời gian lưu vong tại Hong Kong và chuyển hẳn sang Pháp sinh sống đến cuối đời, ông còn có hàng loạt những cuộc tình với vũ nữ Lý Lệ Hà, bà Lê Thị Phi Ánh, cô Jenny Woong, Vicky, Clément, Monique Baudot… và có thêm nhiều con cái nữa.

Thứ phi Mộng Điệp

Giai thoại về bức thư “đánh ghen” nhẹ như sương khói nổi tiếng của Nam Phương Hoàng hậu gửi cho Lý Lệ Hà đến nay vẫn được nhiều người khâm phục. Nguyên văn bức thư: "Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!".

 

Sau nhiều mối tình, về cuối đời, vị cựu hoàng sống đến khi trút hơi thở cuối cùng người vợ Pháp là bà Monique Baudot. Khi kết hôn với cựu hoàng Bảo Đại, bà đổi tên thành: Princess Monique Vĩnh Thụy. Bà là người đã giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời. Dù mặn nồng trong nhiều năm chung sống, nhưng hai người không có con.

Cựu Hoàng Bảo Đại và vợ Hoàng Phi Monique Vĩnh Thụy

Cuộc đời và sự nghiệp của ông hoàng Bảo Đại có nhiều biến cố do sinh thời trong giai đoạn lịch sử nước nhà và thế giới chuyến biến phức tạp. Trong tình trường, vợ và những người tình của ông đều là những bóng hồng xinh đẹp nổi tiếng một thời, và cho dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất của cuộc đời mình, ông vẫn luôn tìm được những người phụ nữ rất mực thủy chung và yêu thương ông sâu sắc.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm