UFO bay ra từ các lỗ đen siêu lớn và định hình lại các thiên hà?
UFO đỗ gần phòng thí nghiệm của NASA? / Thực hư câu chuyện "UFO" ghé thăm Nam Phi
Đây lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hiện tượng đặc biệt này. Khí ion hóa nóng chảy ra khỏi đĩa bồi tụ của một lỗ đen siêu lớn và đập vào môi trường xung quanh với tốc độ đáng kể tương tự như tốc độ ánh sáng. Và loại dòng chảy cực nhanh này (UFO) có thể giải thích vì sao có hiện tượng bóng tối gần như trống rỗng bao quanh trung tâm của nhiều thiên hà.
Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Astronomy and Astrophysics số tháng 7/2019, dựa trên một quan sát mới về thiên hà PG 1114 + 445 từ kính viễn vọng X-quang đa gương (XMM-Newton) của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu có thể chụp được hình ảnh UFO đẩy vật chất khác xung quanh tại trung tâm của một thiên hà.
Quan sát của họ cho thấy năng lượng đang được truyền từ UFO sang những cơn gió khác gần lỗ đen, đẩy luồng gió đó đến tốc độ đáng kinh ngạc. Điều này rất quan trọng bởi vì nó có thể giải thích một bí ẩn lâu đời về các lỗ đen siêu lớn: Lỗ đen siêu lớn càng lớn, các ngôi sao bên trong trong thiên hà chủ của nó di chuyển càng nhanh. Chỉ dựa vào trọng lực không thể giải thích mối quan hệ này, nhưng nếu các lỗ đen lớn hơn phun ra dòng chảy mạnh hơn sẽ đẩy khí ở tốc độ cao hơn, chúng cũng có thể quét sạch các ngôi sao gần đó và tăng tốc lên tốc độ nhanh hơn.
Để thực hiện quan sát đầu tiên này, các nhà nghiên cứu đã chụp hình UFO cùng với hai loại dòng chảy khác gần lỗ đen: "Chất hấp thụ ấm", di chuyển chậm hơn nhiều và ít bị ion hóa cũng như hiếm hơn "UFO". Đó là kết quả của UFO trộn lẫn với cả chất hấp thụ ấm và vật chất lỏng trôi nổi giữa các ngôi sao. Kiểu UFO bị ràng buộc vốn rất hiếm, đây chỉ là lần thứ 6 người ta phát hiện ra và là lần đầu tiên được phát hiện cùng với hai loại dòng chảy khác. Các nhà nghiên cứu nói rằng dữ liệu kết hợp vẽ ra bức tranh rõ nét về cách UFO tương tác với không gian giữa các vì sao.
"UFO bên trong mang một lượng rất lớn cả động lượng và năng lượng", tác giả nghiên cứu, ông Roberto Serafinelli, nhà thiên văn học tại Đài quan sát thiên văn Brera ở Milan, Ý, cho biết. "Nó là khí bị ion hóa nghiêm trọng - sắt bị tước hết một hoặc hai trong số 26 electron – rồi được phóng ra với tốc độ cực cao - khoảng 15% tốc độ ánh sáng - từ các phần trong cùng của đĩa bồi tụ , rất gần với hố đen siêu lớn".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
UFO bay ra từ lỗ đen siêu lớn. Ảnh: ESA.