Ung Chính "thanh trừng" cha và các huynh đệ để lên ngôi báu?
Phát hiện bộ não còn nguyên sau 2.600 năm / Phát hiện quái vật biển có hình dạng kỳ lạ
Cả đời Khang Hy có tổng cộng 52 người con, 32 con trai, 20 cô con gái trong đó có 12 người con trai và 9 người con gái mắc bệnh chết khi còn nhỏ. Với con số kỷ lục này, Khang Hy là ông vua đông con nhất trong Trung Quốc. Mặc dù thời bấy giờ, hoàng đế không phải thực hiện “sinh đẻ có kế hoạch”, tuy nhiên, việc sinh con quá nhiều đã khiến Khang Hy gặp phải không ít rắc rối.
>> Xem thêm: Ngôi mộ cổ nghìn năm của cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí mật phía sau "lời nguyền" trên nắp quan tài
Ung Chính mưu sát phụ hoàng?
Chuyện Ung Chính có hạ độc Khang Hy hay không đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều.
Một giả thuyết phổ biến được truyền lại cho hậu thế là: Khang Hy hoàng đế uống phải bát canh độc do người của Tứ a ca Dận Chân (Ung Chính sau này) dâng lên. Sau đó ông vì trúng độc mà băng hà.
Tuy nhiên giả thuyết này luận về luân lý, pháp lý, tình lý, đều là những chuyện vu oan giáng họa, cũng không hợp tình hợp lý.
Dựa vào hoàn cảnh, phạm vi, động cơ gây án, giả thuyết này hoàn toàn đi ngược lại với sự thật lịch sử, nên tuyệt nhiên không có khả năng.
>> Xem thêm: Bí ẩn về ngôi chùa chênh vênh trên vách đá hơn 1500 năm
Thái tử bị phế
Người ta vẫn nói thái tử Dận Nhưng vì mắc bệnh điên nên mới bị phế truất khỏi ngôi vị thái tử. Tuy nhiên, sách “Thập Diệp dã sử” lại ghi chép một câu chuyện hoàn toàn khác. Chuyện kể rằng, hoàng tử thứ 4 là Dận Chân (tức hoàng đế Ung Chính sau này) khi còn nhỏ thích giao du với các nhân sỹ giang hồ. Có lần Dận Chân tới thiếu lâm, xin học võ. Sư phụ ở đây thấy Dận Chân không phải là người học võ nên dạy cho Dận Chân vài chiêu thiết trường rồi cho phép Dận Chân xuống núi. Trên đường trở về kinh thành, Dận Chân gặp một người trong cung của thái tử ỷ thế ép người. Vì vậy đã dùng thiết trượng đánh cho một trận.
>> Xem thêm: Giải mã bí ẩn về những kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành
Những người trong phe thái tử biết chuyện, đêm đó phái thích khách tới phủ Ung Chính Vương ám sát Dận Chân. Đêm đó, Dận Chân đang cùng một lạt tụng kinh trong phòng thì thấy ngoài cửa sổ có ánh sáng loang loáng, cảm thấy kỳ lạ mới phái vị lạt này ra xem có việc gì. Lạt nói: “Không cần, ta đã phái lực sỹ đi xem rồi”. Đến sáng hôm sau, Dận Chân ra vườn dạo chơi, thấy trên thân cây có rất nhiều vết đao kiếm, những con chó nuôi trong nhà đều bị chém mất đầu, bên trong vườn có đến 10 xác võ sỹ. Đang lúc Dận Chân còn kinh hãi thì vị lạt bước đến nói: “Đây là những thích khách tối qua tìm đến. Võ công của chúng không hề tệ. Tối nay có thể chúng còn tìm tới, mong điện hạ phải cẩn thận”. Dận Chân nghe xong, lập tức sai thủ hạ canh phòng cẩn mật. Đêm đó, người ta chỉ nghe thấy tiếng đao kiếm vang rền trên các mái nhà. Tuy nhiên, không ai dám ra xem vì sợ vạ lây.
Lúc đó, cả cung thái tử lẫn phủ Ung Chính vương đều cho người tới gọi vị lạt trong triều đến tụng kinh cầu siêu cho những người đã chết.
>> Xem thêm: Lời nguyền hoàng gia đeo bám cả một gia tộc nổi tiếng suốt 400 năm và nàng dâu xinh đẹp bất ngờ phá giải mọi thứ
Người của Ung Chính Vương tới trước nhưng vị lạt vừa bước ra thì lại gặp người của thái tử tới gọi. Vị lạt vì là chỗ thân tình với Ung Chính nên nói rằng không thể phụng mệnh thái tử. Khi thái tử Dận Nhưng nghe nói như vậy, lập tức nổi giận, nói rằng muốn bắt giết ngay vị lạt này. Cũng từ đó, Dận Nhưng đem lòng oán hận Ung Chính.
Lúc đó, có một đạo sỹ từ vùng Tứ Xuyên tìm tới Ung Vương phủ gặp Dận Chân. Hai người vừa gặp, Dận Chân đã phát hiện ra vị đạo sỹ nọ vốn là người bạn mà mình kết giao khi còn du ngoạn giang hồ. Hai người đàm đạo một hồi về võ nghệ, bỗng nhiên, vị đạo sỹ nói: “Điện hạ có nạn, sao không nói cho ta biết?”. Dận Chân giật mình hỏi: “Làm sao ông biết?”.
Vị đạo sỹ nói: “Ta nghe nói trong cung thái tử có một đạo sỹ có thể dùng chiếc mũ sắt lấy đầu người khác trong vòng cả trăm dặm. Đêm nay, y sẽ tìm cách làm hại điện hạ. May là ông trời không bạc với điện hạ, ta biết được việc này nên mới đến báo với điện hạ”. Ung Chính nói: “Vậy làm cách nào để đối phó?”.
Vị đạo sỹ cười nói: “Tên đạo sỹ kia dùng mật chú lạt để sử dụng thuật. Tối nay ta sẽ làm cho thuật của hắn phản ngược lại. Điện hạ nên căng một chiếc áo cà sa ở ngoài sân. Chiếc mũ sắt sẽ bị rơi vào chiếc áo cà sa này. Chúng ta giữ lấy, sau này sẽ có lúc dùng”.
Ung Chính nghe theo, quả nhiên thu được chiếc mũ sắt. Thái tử Dận Nhưng nghe nói chiếc mũ sắt bị biến mất, tức giận lắm nên mới thành bệnh, nằm liệt giường không dậy được. Ung Chính nghe vậy, phái lạt tìm tới cung thái tử nói: “Ta có một viên tiên đan có thể trị bệnh cho thái tử”.
Dận Nhưng nói: “Lần trước ngươi giúp cho Dận Chân, giờ làm sao ta dám uống thuốc của ngươi”. Lạt nói: “Không phải như vậy. Dận Chân bạo ngược, ta lầm tưởng y là bậc minh chủ mới theo y. Nay thấy thái tử gặp nạn, không thể không cứu”. Thái tử Dận Nhưng nghe vậy, liền tin lạt ma, uống viên tiên đan mà y đưa cho. Sau khi uống viên thuốc, thái tử phát điên. Thái tử phi thấy vậy, sợ hãi chạy tới tìm Khang Hy.
Khang Hy sai người tới xem xét bệnh tình của thái tử. Sứ giả đi rồi về báo thái tử đã trở nên điên loạn, giống như một con thú điên, không còn nhận ra ai nữa. Khang Hy không còn cách nào khác, đành phải ra lệnh phế bỏ ngôi vị thái tử của Dận Nhưng, rồi đem nhốt vào phòng tối. Vị thái tử Thanh Triều ít lâu sau đó đã chết vì bệnh tật và đói rách trong chốn thâm cung lạnh lẽo.
Cuộc chiến tranh đoạt ngôi báu
Phế con dòng đích thì nhất định phải lập con lớn, quan niệm này từ xưa càng khiến cho Dận Đề thêm đắc chí, tin vào cơ hội của mình. Sau khi Khang Hy phế bỏ Dận Nhưng, luôn để Dận Đề ở lại bên mình để đảm bảo an toàn.
“Phụ hoàng tín nhiệm như vậy lẽ nào muốn lập mình làm thái tử ư?”. Nghĩ vậy, Dận Đề tìm cơ hội đề nghị phế truất Dận Nhưng. Không ngờ Khang Hy vừa nghe thấy điều này thì vô cùng thương tâm. Khang Hy cho rằng, Dận Đề quá hiểm ác. Vì vậy, vào hôm sau bắt Dận Nhưng, Khang Hy tuyên bố: “Trước đây ta lệnh cho Dận Đề ở cạnh canh giữ an toàn cho ta nhưng không có ý định lập làm thái tử. Dận Đề tính tình nóng vội, ngu ngốc làm sao có thể làm tháitử được?”.
Lời tuyên bố này của Khang Hy khiến Dận Đề vô cùng thất vọng. Cùng lúc đó, bát a ka Dận Tự, một chàng trai thông minh, lanh lợi nhanh chóng thể hiện “tài năng tổ chức” của mình, kéo bè, kết đảng khắp nơi. Ngay cả Dận Đề từng lăm le ngôi vị thái tử cũng quay sang ủng hộ Dận Tự. Tuy nhiên, với một ông vua đa nghi như Khang Hy đã đem hiệu quả ngược lại. Cho rằng đây là một âm mưu của Dận Tự, Khang Hy nổi giận, ra lệnh đem giam lỏng bát a ka vào trong cung.
Trong khi càng ngày càng thất vọng với thái tử thì Khang Hy lại cực kỳ thích một đứa con tài cán và đứng ngoài lề tranh chấp như Dận Chân. Ông vua anh minh một thời lại dễ dàng bị con trai mình qua mặt, ngày càng giao cho Dận Chân nhiều trọng trách hơn. Các đại thần như Long Khoa Đa, Niên Canh Ngiêu cũng lũ lượt về theo phe của Dận Chân. Mặc dù họ không đông bằng phe cánh của thái tử Dận Nhưng, song họ lại tỏ ra cực kỳ trung thành.
Hơn nữa, những hoàng tử khác thấy Dận Chân đã một lòng tu tập, vứt bỏ mọi chuyện thế sự nên không còn đề phòng gì nữa. Nhờ vậy, Dận Chân dễ dàng dành dành được ngôi báu. Năm 1722, Khang Hy qua đời, để lại chiếu nhường ngôi cho hoàng tử thứ 4, Dận Chân, người sau này được sử sách gọi là Ung Chính Hoàng đế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào