Vạch mặt sát thủ 'nhấn chìm' thành phố New York: Thơm nhưng chết người!
Những hình ảnh "độc nhất vô nhị" về cá mập trắng - “sát thủ” dưới đáy đại dương / Thế giới kỳ bí của quỷ Tasmania, “sát thủ” có túi lớn nhất thế giới
Mùa hè đã đến với nước Mỹ, kéo theo nhiệt độ nóng nực khiến mọi người buộc phải dùng chất khử mùi, kem chống nắng và xịt chống côn trùng, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những sản phẩm có mùi thơm này là nguyên nhân tạo ra một lượng lớn khói bụi bao phủ khắp các thành phố lớn trong đó có New York City.
Nghiên cứu mới do Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) thực hiện, đã phát hiện ra các thành phần bay hơi được sử dụng trong các loại hàng hóa có mùi thơm như vậy thường có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch. Với hàng triệu người sử dụng các sản phẩm này gần nhau, các hạt gây ô nhiễm tầng ozone thậm chí còn nhiều hơn cả hoạt động giao thông.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu không khí ở Thành phố New York trong năm 2018, cho thấy các sản phẩm chăm sóc cá nhân có mùi thơm tạo ra gần một nửa trong số 78% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) từ con người. Đó là năm 2018. Năm 2021 con số tăng lên gấp đôi!
Mật độ dân số tăng lên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của New York City. Ảnh: Getty Images
Nhà khoa học và đồng tác giả nghiên cứu của Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường Mỹ (CIRES), Georgios Gkatzelis cho biết ban đầu ông nghi ngờ rằng các sản phẩm tiêu dùng có thể đóng một vai trò lớn như vậy trong ô nhiễm ozone (ôzôn).
Nghiên cứu mới của nhà nghiên cứu, được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, sử dụng trường hợp của Thành phố New York để xem xét các khu vực đô thị khác, chẳng hạn như Los Angeles và Las Vegas.
Tác giả chính của nghiên cứu - Georgios Gkatzelis - cho biết ban đầu ông nghi ngờ rằng các sản phẩm tiêu dùng đó có thể đóng một vai trò lớn như vậy trong ô nhiễm tầng ôzôn. Tuy nhiên, sử dụng dữ liệu năm 2018 và đích thân nghiên cứu chất lượng không khí tại các đô thị lớn của Mỹ, ông đã phải nghĩ lại.
Sử dụng những gì họ đã xem xét trước đây, như đã được công bố vào đầu năm 2021 trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường, nhóm đã lái xe quanh các thành phố ở Tây Nam Mỹ, tiến hành các phép đo trong phòng thí nghiệm di động và thực địa để xem các sản phẩm chăm sóc cá nhân chiếm bao nhiêu VOCs.
'Sát thủ' thầm lặng
VOC là một thành phần chính trong quá trình gây ô nhiễm ôzôn ở tầng mặt đất và chủ yếu được tìm thấy trong các hóa chất do con người tạo ra được sử dụng trong sơn, dược phẩm và các sản phẩm cá nhân.
Chúng được thải ra dưới dạng khí, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe ở mọi người ở mọi lứa tuổi mắc các bệnh về phổi, chẳng hạn như hen suyễn.
Matthew Coggon, một nhà khoa học của CIRES làm việc tại NOAA, cho biết: 'Điểm mấu chốt lớn là lượng khí thải VOC từ các sản phẩm tiêu dùng tăng lên khi mật độ dân số đô thị tăng lên và chúng không chỉ tác động đến sức khỏe con người mà cả 'sức khỏe' của tầng ozone.'
Ông và nhóm của mình nhận thấy các sản phẩm có hóa chất dễ bay hơi - như sơn, chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân - chịu trách nhiệm thải ra 78% VOC của Thành phố New York, so với 22% VOC thải ra từ hoạt động giao thông.
Lượng khí thải VOC từ các sản phẩm tiêu dùng tăng lên khi mật độ dân số đô thị tăng lên. Ảnh: Getty Images
Các phép đo tương tự cũng được thực hiện ở thành phố chân đồi Boulder, bang Colorado để xem liệu một thành phố ít mật độ hơn sẽ có kết quả tương tự hay không - Boulder có dân số 329.316 người và Manhattan là 1,63 triệu người.
Kết luận, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các sản phẩm tiêu dùng dễ bay hơi vẫn chịu trách nhiệm cho 42% lượng VOC do con người gây ra và chúng đến từ các hoạt động của con người cũng như nhu cầu sử dụng các chất chứa VOC của con người. Ngành giao thông vận tải chịu trách nhiệm về phần còn lại.
Tác giả chính của công trình Georgios Gkatzelis ước tính rằng trung bình trên toàn nước Mỹ, 50-80% VOCs gây ô nhiễm đô thị có liên quan đến các sản phẩm hóa học dễ bay hơi.
Coggon cho biết thế hệ mô hình chất lượng không khí hiện tại không mô phỏng chính xác cả khí thải và hóa học khí quyển của các sản phẩm tiêu dùng này và phải được cập nhật để nắm bắt toàn bộ tác động của chúng đối với chất lượng không khí đô thị.
Ông nói: Ở những khu vực mà ô nhiễm ôzôn đang là vấn đề, các chiến lược mới để kiểm soát các nguồn VOC có thể cần phải được đề ra.
Coggon giải thích: "Giờ chúng tôi biết rằng những sản phẩm này đang làm ô nhiễm tầng ôzôn thêm tồi tệ hơn. 'Chúng tôi không thể kiểm soát những gì cây cối thải ra, nhưng những gì chúng tôi có thể làm là tìm cách làm cho những sản phẩm nhân tạo thông thường hàng ngày này ít gây ô nhiễm hơn.'
Sơ lược về VOC (Volatile organic compound): Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) cho biết: VOC có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Chúng là các chất khí có gốc carbon, bay hơi rất nhanh và khả năng hòa tan trong nước thấp.
VOC thường là thành phần của nhiên liệu dầu mỏ, chất lỏng thủy lực, chất pha loãng sơn và chất làm sạch khô. VOC là chất gây ô nhiễm nước ngầm phổ biến.
Nồng độ của VOC trong nhà luôn cao hơn (cao hơn tới 10 lần) so với ngoài trời.
- Về tác động đến sức khỏe con người, VOC được ví là 'sát thủ thầm lặng', có thể gây hại đến những người mắc bệnh về phổi (hen suyễn, ho...), gây giảm trí nhớ, trầm cảm, dễ cáu giận, giảm ham muốn ở nam giới, thậm chí cả ung thư...
- Tác động đến tầng ozone: VOC có trong các chất chứa các hạt gây ô nhiễm tầng ozone - đây là tầng đóng vai trò là 'tấm chăn' bảo vệ con người và sự sống hành tinh khỏi tác động của các hạt năng lượng vũ trụ cao và các tia độc hại của Mặt Trời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Người đàn ông say rượu nhận cái kết bi thảm khi bị 12 con chó hoang tấn công
Đây là gia tộc tài giỏi bậc nhất Trung Quốc: Từng lật đổ triều đại của Tào Tháo, sản sinh vô số nhân tài
CLIP: Săn lợn rừng, báo hoa bị con mồi đuổi cho 'chạy té khói'
CLIP: Linh dương Impala liều lĩnh tấn công đàn chó hoang châu Phi rồi nhận cái kết ít ai đoán ra được
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật, Như Lai vô tình tiết lộ
CLIP: Cá sấu đại chiến với đàn sư tử giành mồi và cái kết gây 'sốc'