Khám phá

Vào thời cổ đại, khi không có vệ tinh nhân tạo thì người xưa dùng cách nào để vẽ bản đồ chính xác?

Ngày nay, việc vẽ bản đồ dễ dàng được thực hiện ngay trong nhà nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ. Vậy, vào thời cổ đại, khi không có vệ tinh nhân tạo thì người xưa vẽ bản đồ như thế nào?

Nam sủng và luyến đồng trong lịch sử cổ đại Trung Quốc: Hóa ra cổ nhân đã có cái nhìn rất thoáng đối với các mối tình đồng tính / "Choáng ngợp" trước những công trình La Mã cổ đại đẹp nhất thế giới

Ngày nay, chúng ta chỉ cần đi máy bay hoặc tàu cao tốc để đến một nơi xa xôi trong vòng vài ngày, hoặc đến bất kỳ nơi nào trên thế giới. Loại tốc độ giao thông siêu tốc này nằm ngoài suy nghĩ của người xưa. Nếu bạn lo lắng về việc bị lạc đường do không rõ ràng khi di chuyển bằng ô tô, thì chúng ta chỉ cần mở ứng dụng định vị là có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này.

thời cổ đại, người xưa, vẽ bản đồ, người xưa vẽ bản đồ

Ảnh minh họa

Không giống như thời cổ đại, con người phải dựa vào bản đồ và các hướng bắc, nam, đông, tây để xác định vị trí và điểm đến của mình. Thời cổ đại không có vệ tinh, làm thế nào họ vẽ bản đồ? Nhưng người xưa làm bản đồ như thế nào?

Để khảo sát vẽ bản đồ, người xưa chỉ có thể đo đạc bằng bước chân và vẽ ra điều mình nhìn thấy. Phương pháp này rất vất vả và mất nhiều thời gian dẫn đến độ chính xác của bản vẽ cuối cùng không được đảm bảo. Tuy nhiên tại thời điểm đó không còn phương pháp nào có thể làm tốt hơn.

thời cổ đại, người xưa, vẽ bản đồ, người xưa vẽ bản đồ

Một thời gian sau, "xe trống ký lý" được người xưa phát minh ra với mục đích hỗ trợ việc làm bản đồ. Đây là một chiếc xe ngựa kéo có nhiệm vụ tính toán quãng đường đi. Mỗi khi cỗ xe đi được một dặm, hình nộm trên xe sẽ đánh 1 lần trống.

Cùng với đó là sự ra đời của 6 yếu tố khảo sát bản đồ: tỷ lệ, vị trí, khoảng cách, độ cao, góc nghiêng, đường cong. Hiệu quả của việc đo khoảng cách được cải thiện đáng kể và người khảo sát đã đỡ vất vả hơn nhiều.

 

thời cổ đại, người xưa, vẽ bản đồ, người xưa vẽ bản đồ

Tuy nhiên trên thực tế, bản đồ của người cổ đại vẫn rất đơn sơ và có nhiều hạn chế. Mãi cho đến thế kỷ 19, Gauss một nhà toán học và nhà khoa học người Đức tài năng đã tìm ra phương pháp chiếu đồ mới, giải quyết được vấn đề biến dạng của khối cầu trên mặt phẳng. Thành tựu này của Gauss đã giúp lĩnh vực bản đồ học bắt đầu bước sang một trang mới.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm