Vật thể không gian bí ẩn biến Trái Đất thành hành tinh sống được
Quái thú tiền sử có lực cắn lớn nhất thế giới động vật / Phì cười với màn 'đuổi chim, bắt bướm' của đàn hổ Siberia
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science khẳng định 13 viên thiên thạch mang tên enstatite chondrites chính là thành viên của "gia đình thiên thạch" đã biết Trái Đất thành hành tinh đại dương hàng tỉ năm trước.
Các khối đá không gian cổ xưa này là một dạng kết hợp hóa học của các đồng vị oxy, titan, canxi... Nó rất hiếm khi được tìm thấy trong các thiên thạch rơi xuống Trái Đất, tuy nhiên lại mang những đặc điểm tương đồng kỳ bí với đá của Trái Đất. 2 đồng vị hydro của loại thiên thạch này cũng cùng thành phần với nước trong lớp phủ của Trái Đất.
![Vật thể không gian bí ẩn biến Trái Đất thành hành tinh sống được - Ảnh 1. Vật thể không gian bí ẩn biến Trái Đất thành hành tinh sống được - Ảnh 1.](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/09/03/Vat-the-khong-gian-bi-an-bien-Trai-Dat-thanh-hanh-tinh-song-duoc_1.jpg?format=webp)
Các khối xây dựng hành tinh được tập hợp trong Hệ Mặt Trời sơ khai đã mang sẵn "hạt giống" đại dương - Ảnh minh họa từ Internet
Ngoài ra, thành phần đồng vị của các đại dương hoàn toàn tương đương với mẫu nước được tạo ra trong phòng thí nghiệm, với 95% là nước từ các enstatite chondrites.
Kết quả đã xác định lớp thiên thạch kỳ dị này từng xuất hiện vô số trong Hệ Mặt Trời sơ khai và chính là các khối xây dựng hành tinh, giúp hình thành nên phần cốt lõi của Trái Đất và các hàng xóm. Nó đã cung cấp cho hành tinh của chúng ta một lượng nước khổng lồ, một trong những điều kiện hàng đầu của sự sống.
Điều này phần nào lý giải cho sự hiện diện phổ biến của nước trên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Các hành tinh trong "vùng sự sống" khác như Sao Kim hay Sao Hỏa được cho là từng có đại dương. Các hành tinh ngoài vùng sự sống có bằng chứng về nước cũng phổ biến, như dấu hiệu của đại dương ngầm như Sao Hải Vương, Sao Thiên Vương hay nước trong biển mây của Sao Mộc...
Trước đây, giới khoa học tin rằng Trái Đất sơ khai khô cằn và đại dương hình thành nhờ các "chuyến tàu" thiên thạch, sao chổi, trong đó kẻ đáng nghi nhất là lớp thiên thạch carbonaceous chondrites. Tuy nhiên thành phần của loại thiên thạch này lại ít tương đồng với đá Trái Đất. Phát hiện mới này cho thấy tuy nước trên Trái Đất cũng như toàn bộ vật liệu hình thành nên Hệ Mặt Trời có nguồn gốc không gian xa xôi, nhưng rõ ràng các đại dương đã có sẵn trong những viên gạch đầu tiên kiến tạo Trái Đất.
Công trình dẫn đầu bởi nhà khoa học Trái Đất danh tiếng - tiến sĩ Laurette Piani từ Trung tâm Nghiên cứu Địa hóa và Thạch học (CRPG) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia thuộc Đại học Lorrane (Pháp).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Báu vật của dãy Trường Sơn: Loài động vật cực kỳ quý hiếm cả thế giới chỉ 2 nước có, IUCN khẩn cấp bảo vệ
CLIP: Đụng độ rắn phì châu Phi, cầy Mangut gọi '500 anh em' tới giúp và cái kết
Trùm cuối bí ẩn giết chết Quách Tĩnh và Dương Quá: Trương Tam Phong biết nhưng không dám tìm cách trả thù
Đây là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không gặp là 'khóc thét', Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
3 nhân vật khiến Gia Cát Lượng phải kiêng dè: Người cuối khiến ông tháo chạy nhiều lần
Sự thực Kim Dung không dám viết tiếp Thần Điêu Hiệp Lữ: Hãy xem trước khi chết Quách Tĩnh đau đớn thế nào