Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế
Khám phá làng lâu đài bỏ hoang ở Thổ Nhĩ Kỳ / Ở Việt Nam cũng có một khu rừng đẹp huyền bí tựa bối cảnh phim xứ thần tiên
Mứt gừng Huế thơm và cay nồng, lát nhỏ. Hà Cảng - địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế.
Cứ mỗi dịp Tết đến, gian bếp của gia đình ông Trần Quang Nguyên (làng Hà Cảng, xã Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) lại đỏ lửa sản xuất những mẻ mứt gừng. Được biết, gia đình ông Nguyên đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề này.
Sau khi chọn nguyên liệu thật kỹ, gừng được rửa sạch, cạo vỏ và bào thành lát mỏng. Với cách làm truyền thống, chủ yếu theo hộ gia đình nên công đoạn này khá vất vả, gừng cay nồng nên tay người làm dễ bị nóng rát.
Những lát gừng được ngâm trong nước sạch, có pha loãng nước cốt chanh khoảng hơn 30 phút.
Sau đó, gừng được luộc qua nước sôi và để ráo rồi mới sên thành mứt. Sên mứt gừng phải đỏ lửa bằng than củi, đảo đều tay để những lát gừng không bị dính vào nhau. Mứt gừng thơm nhất là công đoạn này.
Trong cái giá lạnh của mùa đông, mọi người ngồi bên bếp lửa hồng sên mứt gợi hình ảnh ấm cúng như những ngày Tết xưa.
Mứt gừng thành phẩm sẽ có màu vàng tươi của gừng cùng màu trắng tinh của đường.
Khi mứt vừa khô thì cho ra khay, tiếp tục đảo để mứt khô đều và nguội mới cho vào bao bì. Mỗi cân mứt gừng, gia đình ông Nguyên bán với giá 60.000 đồng/kg, tùy khách hàng yêu cầu mà đóng đi Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa,…
Được biết trước khi chưa có dịch bệnh COVID-19, dịp giáp Tết sân nhà ông Quyền rất nhiều thợ làm mứt cho kịp thời gian giao hàng. Tuy nhiên, hiện nay để đảm bảo an toàn dịch bệnh, gia đình ông Nguyên đảm nhận tất cả các công đoạn.
Ông Trần Quang Nguyên (65 tuổi) với đôi bàn tay thoăn thoắt bào củ gừng thành lát mỏng. Ông cho biết năm nay bán được khoảng 1 tấn mứt, ít hơn so với mọi năm. Tuy vậy cá nhân ông và gia đình vẫn cảm thấy rất vui vì được làm nghề, không chỉ có thêm thu nhập mà còn tạo ra món mứt không thể thiếu trong dịp Tết.
Tại Hà Cảng, đằng sau những mẻ mứt ngon là mồ hôi và tâm huyết của người thợ để làm nên thức quà đặc sản đến tay người dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?