Về thăm "thiên đường của miến" ở Cự Đà, ghé nhà cổ hàng trăm năm tuổi mang đậm hồn Việt
Bí ẩn về khả năng "tiên tri" cách đây hàng nghìn năm của người Hy Lạp cổ đại / Bí mật về tờ văn tự cổ viết trên giấy cói niên đại 2.000 năm tuổi đã được giải đáp: Hóa ra là chữ bác sĩ
Những ngôi nhà cổ ở làng Cự Đà vẫn được bảo tồn tốt cho tới ngày nay (Ảnh CNN)
Làng Cự Đà từng được kênh truyền hình CNN đặt cho cái tên là "thiên đường của miến" khi đến ghi hình làng miến Cự Đà.
Tuy nghề truyền thống là làm tương nhưng Cự Đà lại trứ danh bởi nghề miến. Từ bao đời, miến Cự Đà đã rong ruổi khắp từ Bắc đến Nam và trở thành món quen thuộc của hàng triệu gia đình. Thương hiệu miến Cự Đà đi vào lòng người như một lẽ tất yếu bởi sợi miến vàng óng nhưng khi nấu lên thì rất trong, dai và thơm, là nguyên liệu chính của các món miến trộn, miến xào, miến nước... với vô vàn biến tấu ẩm thực khác nhau.
Phơi miến (Ảnh: Lê Bích) |
Có nhiều cảm xúc khi nói về Cự Đà, ngôi làng với những kiến trúc hỗn hợp đủ kiểu từ Á đến Âu, lạ một nỗi là dù rất nhiều kiến trúc tổng hợp nhưng hồn Việt vẫn toát lên ở làng.
Theo biến thiên của thời gian và sự vận động tất yếu của xã hội, Cự Đà cũng nhanh chóng khoác những tấm áo mới trong xây dựng. Những ngôi nhà cổ mang hồn cốt Việt, kiến trúc Trung Hoa hay Pháp dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà cao tầng theo lối kiến trúc đương đại ở vùng quê Việt Nam mà ta có thể nhìn thấy ở bất cứ nơi đâu trên khắp dải đất hình chữ S này.
Một góc Cự Đà nhìn từ trên cao (Ảnh: Báo Giao thông) |
Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Cự Đà là ngôi làng trù phú, là cửa ngõ giao thương "nhất cận thị, nhị cận giang" nằm ngay bên bờ Sông Nhuệ, chẳng thế mà làng có nghề làm tương thì thuở đó đã trứ danh khắp mọi miền, có lẽ bởi giao thông đường thuỷ thuận lợi nên tương Cự Đà trở nên dễ dàng buôn bán, phân phối hơn các làng khác.
Sản xuất tương tại làng Cự Đà, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai). (Ảnh: Bá Hoạt)
|
Tuy nhiên, cũng không phải Cự Đà vì lợi thế giao thông mà sản vật nổi danh, tương Cự Đà bao năm qua đã đi vào câu cửa miệng của người dân "tương Cự Đà, cà Thuỵ Khuê', ám chỉ cà Thuỵ Khuê mà chấm với tương Cự Đà là ngon nhất.
Cùng với sự phát triển của xã hội, Cự Đà cũng buộc phải chuyển mình để hoà nhập với đời sống chung. Vì thế, bức tranh về Cự Đà hiện tại là sự kết hợp giữa cổ kính và hiện đại, hồn xưa cũ và đời sống thực tế của người dân Cự Đà cứ thể đan xen. Dù chùa Cự Đà được xếp hạng di tích quốc gia thế nhưngchẳng biết bao giờ, những mái ngói thơm nâu, đình làng, nhà ba gian hai trái sẽ biến mất, nếu không có phương án để bảo tồn và gìn giữ...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách