Về thăm Ước Lễ, ngôi làng cổ kính nổi tiếng không chỉ bởi giò chả ngon
Bí ẩn về khả năng "tiên tri" cách đây hàng nghìn năm của người Hy Lạp cổ đại / Bí mật về tờ văn tự cổ viết trên giấy cói niên đại 2.000 năm tuổi đã được giải đáp: Hóa ra là chữ bác sĩ

Chiếc cầu cổ bắc qua con mương nhỏ để vào làng giò chả truyền thống trứ danh (Ảnh: hanoi.gov)
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Tây Nam, làng Ước Lễ nổi tiếng bởi nghề làm giò chả truyền thống trứ danh, cho dù nghề chính của dân làng nơi đây vẫn là nghề nông.
Khác với 3 ngôi làng nổi tiếng đã trở thành địa danh du lịch như làng cổ Đường Lâm, làng gốm Bát Tràng, làng Cựu Phú Xuyên, làng Ước Lễ thu mình và lặng lẽ hơn, nhiều người có khi chỉ biết đến món giò chả trứ danh ấy, chứ ít ai biết đến một Ước Lễ cổ kính, trầm tích và đậm hồn cốt Việt.

Trong tốc độ đô thị hóa không thể cưỡng lại theo xu hướng toàn cầu, thì việc một chiếc cổng làng được giữ từ thời nhà Mạc đến giờ vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" được xem như một biểu tượng bất hủ của làng quê Việt cổ (Ảnh: Hoàng Ngọc)

Giếng làng Ước Lễ, ở làng, hệ thống giếng cổ vẫn còn, có giếng to, giếng nhỏ, là nơi sinh hoạt chung của cư dân trong làng (Ảnh: hanoi.gov)

Hình ảnh thân thương về giếng có thể bắt gặp nếu du khách ghé thăm làng Ước Lễ (Ảnh: nongthonviet)
Giếng không chỉ là nơi sinh hoạt chung mà còn là phong thủy của làng, nơi gắn kết người làng với nhau, là mạch ngầm được kết nối mạnh mẽ trong mỗi con người ở xứ Đoài xưa cũ. Ai xa quê, đã trót lớn lên ở làng, tắm mắt ở bến sông, bờ giếng, chơi tụ bạ với tụi trẻ ở gốc đa đầu làng, chiều chiều đánh đáo, thả diều, mò cua, mót lúa... chỉ cần bước chân về đầu làng là hồi ức bỗng ùa về như thấy cả một trời thơ dại.
Những kẻ xa quê chỉ cần trên truyền hình phát một chương trình ở quê mình, ngó qua thấy một người làngđang lau lá dong bên bờ giếng, hoặc một cụ già lụi hụi quét lá đa đầu làng, cũng có thể rưng rưng rơi lệ vì nhớ làng, nhớ giếng, nhớ cả một hồn dân tộc Việt thu nhỏ đặc sánh trong những gầu nước, lá đa, chén vối, chén trà...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhà thơ duy nhất Việt Nam từng làm Phó Thủ tướng, 24 tuổi đã làm Bí thư tỉnh ủy, ai cũng từng nghe tên
Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không