Vén màn sự thật về 'đại ác nhân' Imhotep trong Xác ướp Ai Cập, liệu lịch sử có như lời đồn?
Người Ai Cập rốt cuộc là chủng tộc gì? Tại sao lại khác với người Châu Phi ngày nay? / Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lấy liền 2 người em trai, kết hôn cận huyết nguy hiểm tới mức nào? Chỉ cần nhìn 4 người con của họ là đủ hiểu
Hai phần đầu của bộ phim Xác ướp Ai Cập lần lượt ra mắt vào năm 1999 và 2001 đã tạo được nhiều tiếng vang lớn. Trong đó, nhân vật phản diện Imhotep là yếu tố không thể thiếu để dẫn đến thành công đó.
Sau bộ phim người ta nhớ tới Imhotep như một gã tư tế độc ác có pháp lực vô biên sở hữu một đội quân bất tử. Tuy nhiên, khác xa với hình tượng được xây dựng trên phim, một người có tên Imhotep thực sự từng sống dưới trướng vị vua thứ hai của triều đại thứ ba - vua Djoser, lại hoàn toàn trái ngược.
Imhotep - nhân vật có thật của Ai Cập (2667-2600 TCN) được biết đến là một polymath Ai Cập (polyath là một chuyên gia về nhiều lĩnh vực), ông là tể tướng, thầy tu, kiến trúc sư, nhà chiêm tinh, hiền triết và là cả một nhà nghiên cứu y khoa,...
Ông cũng là người Ai Cập duy nhất ngoài Amenhotep được thần thánh hóa hoàn toàn, trở thành vị thần của trí tuệ và y học vì những đóng góp của mình trong suốt khoảng thời gian phục vụ nhiều đời Pharaoh.
Imhotep - Vị bác sĩ đâu tiên trong lịch sử thế giới?
Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, dưới quyền các vị vua Ai Cập, Imhotep được biết đến là một trong những nhân vật đặc biệt, một học giả vĩ đại của nền văn hoá sông Nin. Sống vào khoảng năm 2650 trước Công nguyên, Imhotep được biết đến là nhà kiến trúc sư, nhà thiên văn học, thầy tu nổi tiếng, cận thần của nhiều đời Pharaon và là tể tướng dưới thời Pharaon Zoser song ít ai biết rằng Imhotep còn là vị bác sĩ đầu tiên trong lịch sử Ai Cập cổ đại và thế giới.
Imhotep sinh ở Ankhatowa – một làng mạc được hình thành từ rất sớm ở vùng ngoại ô Memphis - Ai Cập (một số sách viết rằng ông đến từ ngôi làng Gebelein - phía Nam thành phố Thebes, Ai Cập) còn có tên khác là Li-em-hotep, theo tiếng Ai Cập có nghĩa là người đến trong hoà bình. Cha ông là một kiến trúc sư có tên Kanofer, mẹ là một người phụ nữ xuất thân từ vùng Mendes tên là Khreduonkh. Khi trưởng thành, Imhotep cưới một người vợ có tên là Ronfrenofert và với sự thông minh, khả năng tính toán và năng khiếu của mình, sự nghiệp của ông nhanh chóng phát triển.
Với rất nhiều đóng góp cho Ai Cập cổ đại, Imhotep là người đã viết nên cuốn sách đầu tiên liên quan đến y học của Ai Cập. Trong cuốn sách này, ông đã đề cập đến việc chữa trị các vết thương, gãy xương, thậm chí cả u nhọt… Ông được xem là người sáng lập nên y học Ai Cập.
Ông đã từng được biết đến là tác giả của nhiều phương pháp chữa trị vết thương và là người phát minh ra loại giấy viết đầu tiên của Ai Cập - giấy Papyrus. Trên loại giấy này, Imhotep đã ghi lại hơn 90 thuật ngữ liên quan đến giải phẫu sinh vật và mô tả lại cách chữa trị hơn 48 loại thương tích, bệnh lý.
Vào thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp y học, Imhotep là người đã lập ra trường học chuyên dạy các cách thức chữa trị vết thương đầu tiên tại Memphis, Ai Cập. Trường học về y học của Imhotep cùng với nơi thờ cúng mang đậm chất văn hoá tín ngưỡng của Ai Cập cổ đại do Imhotep lập nên đã tồn tại và phát triển trong hàng nghìn năm. Theo ghi chép còn lưu lại, tất cả những sự kiện có liên quan đến quá trình nghiên cứu về y thuật của Imhotep đều diễn ra từ 2200 năm trước khi cha đẻ của ngành y học phương Tây - Hippocrates được sinh ra.
Nghiên cứu về lịch sử Ai Cập cổ đại và những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Ai Cập, nhà sử học William Osler cho biết: Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại được biết đến một người đã nghiên cứu về y thuật từ hơn 2000 năm trước. Trong quá trình tiến hành y thuật của mình, Imhotep đã chẩn đoán và chữa trị khoảng 200 loại bệnh, trong đó khoảng 15 bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột, 11 bệnh về bàng quang, 10 bệnh liên quan đến trực tràng, 29 bệnh về mắt, 18 loại bệnh về da, tóc, móng và lưỡi.
Đặc biệt, vào thời đó, Imhotep đã từng nghiên cứu và chữa trị cả những căn bệnh phức tạp hơn các thương tích, nhiễm trùng thông thường như: lao phổi, sỏi mật, viêm ruột thừa, gút và viêm khớp. Giáo sư Osler còn phát hiện ra rằng mặc dù thời đó y học chưa xuất hiện, song người Ai Cập cổ đã rất am hiểu về giải phẫu sinh vật.
Chính cách ướp xác và bảo quản các bộ phận xác ướp của người Ai Cập cổ đã chứng minh trình độ hiểu biết về giải phẫu sinh vật của những người thời đó. Một trong những người có cống hiến rất quan trọng vào sự phát triển của qui trình giải phẫu và ướp xác của Ai Cập thời cổ đại đó chính là Imhotep. Vị thầy tu quyền lực của Ai Cập không chỉ tinh thông thiên văn, kiến trúc, mà còn rất am hiểu về giải phẫu. Imhotep biết rất rõ vị trí các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng như cấu tạo và cơ chế hoạt động của hệ tuần hoàn.
Chính ông đã tiến hành nhiều ca giải phẫu trên xác ướp và làm công việc của một nha khoa. Trong các tài liệu cổ được tìm thấy tại Ai Cập có ghi chép lại rằng: Ông cũng am hiểu cả về dược học và đã tự mình chiết xuất thuốc chữa bệnh từ các loại cây. Minh chứng cho sự kiện này là việc người dân Ai Cập tôn thờ Imhotep như một vị thần, đền thờ của ông từng là trung tâm truyền dạy về y thuật cho các tín đồ và những người tôn thờ ông.
Imhotep – Kiến trúc sư của Kim tự tháp Ai Cập cổ đại
Ngoài nổi tiếng với những công trình về y học, dưới triều đại của vua Djoker (khoảng năm 2670 trước Công nguyên), bằng tài năng thiên bẩm của mình, Imhoted đã trở thành Tể tướng của vua Ai Cập, Đổng lý Đại Cung điện, Quý tộc gia truyền, Thầy tế cao cấp của Heliopolis, Người xây dựng, Trùm thợ mộc, Trùm điêu khắc và trùm phường thợ làm bình.
Imhotep là kiến trúc sư của Kim tự tháp Djoser (hay còn được biết đến là Kim tự tháp Step), một trong những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp này được ước tính vào khoảng từ vài chục nghìn cho tới hàng trăm nghìn người.
Về sau này, người ta biết tới Đại kim tự tháp Giza như công trình kiến trúc vĩ đại bậc nhất nhân loại bởi sự độc đáo đầy bí ẩn trong cách xây dựng nó. Nhưng thực tế, ít ai biết, kim tự tháp Djoser mới là kim tự tháp đầu tiên và nó cũng là công trình đặt nền móng quan trọng trong việc thiết kế các kim tự tháp sau này. Và người được trao trọng trách thiết kế không ai khác chính là tể tướng Imhotep.
Trước thời đại lúc bấy giờ, những kiến trúc an táng thường được xây theo hình chữ nhật với phần mái phẳng và dốc ở các mặt từ gạch bùn hoặc đá (thường được gọi là mastabas). Nhưng khi Imhotep bắt tay vào công việc, ông đã quyết định thay đổi hoàn toàn để đưa ra những cải tiến đặc trưng.
Theo Wikipedia, Kim tự tháp Djoser được khởi công xây dựng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên. Khu phức hợp có diện tích 15 ha và lớn gấp 2,5 lần thành phố Heirakonpolis, được bao quanh bởi một bờ tường bằng đá vôi, cao khoảng 10,5 mét và dài hơn 1.600 mét. Phức hợp kim tự tháp của Djoser có 13 cánh cửa giả và chỉ có duy nhất một lối vào ở phía đông.
Các cửa giả là nơi để linh hồn của vị vua đó có thể bước qua thế giới bên kia. Lối chính để vào rất hẹp, dọc hai bên là những trụ đá để đỡ mái trần bằng đá vôi, cao hơn 6 mét. Giữa mỗi cột là một phòng nhỏ, là đại diện cho 1 tỉnh của Thượng và Hạ Ai Cập. Lối vào dẫn đến một khoảng sân rộng. Bên phải của khoảng sân này khi đi hết lối vào chính là kim tự tháp của Djoser. Bên trái của sân là một phòng mộ, được gọi là Buồng mộ phía nam, được cho là nơi ẩn náu của linh hồn Djoser, xây bằng đá granite.
Tất nhiên để làm được điều này là một thách thức không nhỏ đối với mọi kiến trúc sư chứ không riêng gì Imhotep. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để cân đối được trọng lượng khổng lồ đến từ 6 mastabas trên mà vẫn giữ được kết cấu thống nhất của kim tự tháp, để nó không bị sụp đổ sau thời gian dài.
Khi hoàn thành, Kim tự tháp Step cao 204 feet (tương đương 62 mét) và là cấu trúc cao nhất thời bấy giờ. Khu phức hợp xung quanh bao gồm một ngôi đền, sân trong, đền thờ và khu sinh hoạt cho các linh mục có diện tích lên tới 16 hecta và được bao quanh bởi một bức tường cao 30 feet (10,5 mét).
Và kết quả rõ nhất cho sự thành công của Imhotep chính là sự tồn tại cho tới tận ngày nay của kim tự tháp Step. Dù trải qua nhiều tổn hại đến từ cả thời gian lẫn con người nhưng Step vẫn sừng sừng đứng đó sau hơn 4.600 năm.
Không ngẫu nhiên mà người đời sau biết đến sự vĩ đại của Imhotep. Vua Djoser ấn tượng với sự sáng tạo của Imhotep đến nỗi ông đã bỏ qua tiền lệ cổ xưa rằng chỉ có tên của nhà vua xuất hiện trên các di tích và cho phép khắc tên Imhotep lên đế tượng. Đây được xem là niềm vinh dự có một không hai đối với bất cứ người Ai Cập nào.
100 năm sau khi ông qua đời, Imhotep đã được tôn lên như một vị thần y thuật của Ai Cập, khoảng 2000 năm sau khi ông chết, vị trí của Imhotep đã thay thế cả Nefertum trong bộ ba thần được thờ ở Memphis, Ai Cập và cái tên Imhotep có mối quan hệ gắn chặt với những tên thần Thoth – vị thần của sự thông thái, học vấn, Ibises.
Ông là một trong số rất ít nhân vật được tạc tượng thánh sau khi chết. Imhotep qua đời dưới thời trị vì của Pharaon Huni – triều đại cuối cùng của Ai Cập cổ đại. Nơi chôn cất thi hài của Imhotep được đặt tại Saqqara, Ai Cập, song cho tới nay, không ai thực sự biết vị trí chính xác ngôi mộ của ông.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 2 con chó nhà 'đại chiến' với rắn hổ mang chúa 'khủng' và cái kết
Cây gậy Như Ý có 4 chủ nhân, Tôn Ngộ Không là chủ nhân cuối cùng và là người yếu nhất
CLIP: Cuộc chạm trán sinh tử giữa báo và cá sấu, 'vua tốc độ' nhận cái kết đầy bi thảm
Đội quân đất nung ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thực sự được tạo ra từ cơ thể người sống? Sau khi một chiến binh đất nung bị nứt ra, bí ẩn đã được giải đáp
Mức cát xê rẻ mạt Lục Tiểu Linh Đồng nhận được sau 6 năm đóng vai Tôn Ngộ Không, còn không đủ tiền lấy vợ
Tại sao đàn ông cổ đại thích cưới những cô gái 13, 14 tuổi? Có ba lý do chính, mỗi lý do đều rất thực tế!