Khám phá

Vị công thần được nhà vua coi trọng, khi mất được vua Minh Mạng cho bãi triều 3 ngày tưởng nhớ

Trịnh Hoài Đức là người am hiểu thơ văn và cũng là nhà sử gia tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 18 và có nhiều đóng góp cho triều đình lúc bấy giờ.

Nhà thần kinh học giải đáp lý do chó có thể hiểu được tiếng người / Vì sao Càn Long xây cung điện nghỉ dưỡng xa hoa toàn gỗ Kim Tơ Nam Mộc nhưng không lui tới ở?

Trịnh Hoài Đức hay còn có tên gọi là An, tự là Chỉ Sơn, hiệu là Cấn Trai. Ông là một nhân vật trong lịch sử quan trọng triều đại Nguyễn. Ông là người am hiểu thơ văn và cũng là nhà sử gia tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 18. Về gia đình, ông mất cha ở tuổi lên 10 và cùng mẹ chuyển tới Gia Định để học tập dưới sự dẫn dắt của thầy Võ Trường Toản. Trong số các bạn học cùng thời với ông có Ngô Tùng Châu, Lê Quang Định, tất cả họ đều là những công thần quan trọng trong triều đại nhà Nguyễn.

Ảnh minh họa.

Năm Mậu Thân 1788, sau khi chúa Nguyễn Phúc Ánh chiếm được Gia Định đã tổ chức một kỳ thi tuyển chọn quan chức, Trịnh Hoài Đức đã đỗ trong kỳ thi và được bổ nhiệm làm Hàn lâm chế cáo. Trong năm tiếp theo ông đã nhận chức Tri huyện Tân Bình và cũng phụ trách công việc Điển toán, trong coi đất đai tại Gia Định.

Năm 1808 Trịnh Hoài Đức được bổ nhiệm làm Hiệp trấn Gia Định Thành, ông sẽ hỗ trợ cho Nguyễn Văn nhơn. Trong năm thứ 11 của triều Gia Long, Trịnh Hoài Đức đã trở về kinh thành để tham dự lễ Ninh lăng Hiếu khương hoàng hậu. Sau đó ông đã được giao cho giữ chức vụ Thượng thư bộ lễ và kiêm nhiệm tại Khâm thiên giám. Chỉ sau đó một năm ông đã làm Lại bộ Thượng thư và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng.

Cho tới năm 1820, Trịnh Hoài Đức đã được chỉ định làm quyền tổng trấn thay thế cho nguyễn Văn nhơn. Ông được triệu về kinh để giữ chức Thượng thư bộ Lại như trước và còn được bổ sung chức Phó tổng tài tại Quốc sử quán.

Dù được coi trọng nhưng ông đã từ chối nhận chức do lo ngại không thể hoàn thành được nhiệm vụ và chức vụ cao cả. Thế nhưng bề trên đã từ chối và không chấp nhận lời đề nghị của ông. Trong mùa thu 1823, ông đã xin nghỉ hưu do sức khỏe không còn đủ để gánh vác, thế nhưng nhà vua không đồng ý và phái ngự y xuống chăm sóc sức khỏe cho ông. Sau thời gian được chăm sóc cẩn thận, ông đã khỏe mạnh trở lại và đến triều đình diện kiến nhà vua.

Năm 1825, Trịnh Hoài Đức đã qua đời ở tuổi 61, vua Minh Mạng đã thể hiện sự thương tiếc dành cho ông, bãi triều 3 ngày và truy tặng ông với những danh hiệu cao quý nhất. Nhà vua chi trả mọi chi phí cho việc lo tang lễ cho Trịnh Hoài Đức. Tại đây, ông Hoàng Miên Hoằng đã đại diện nhà vua trong lễ an táng. Khi di hài ông trở về Gia Định, quan Tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt đã đến để viếng và hỗ trợ việc mai táng tại làng Bình Tước, tỉnh Biên Hòa.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm