Vị danh nhân văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh: Nhà quân sự lỗi lạc, chính trị gia thiên tài
Bất ngờ danh tính người Việt Nam đầu tiên đi xe đạp, được lên cả báo của Pháp? / Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, vì sao đệ tử của anh lại nhanh chóng cưới vợ anh? Sự thật quá tàn khốc!
Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, ông là 1 trong những nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Ông không chỉ là 1 nhà chính trị, quân sự tài ba mà còn là 1 nhà văn hóa, nhà thơ lỗi lạc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liên với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt.
Nguyễn Trãi sinh ra tại kinh thành Thăng Long trong 1 gia đình có truyền thống học hành. Cha ông là Nguyễn Phi Khanh nguyên quán ở làng Chi Ngại (nay thuộc phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội); thân mẫu là Trần Thị Thái, con gái của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán. Được sự dạy dỗ của cha và ông ngoại, Nguyễn Trãi sớm bộc lộ tài năng về văn chương và có kiến thức uyên bác về nhiều lĩnh vực.
Tranh vẽ chân dung Nguyễn Trãi.
Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, 1 năm sau ông ra nhận chức Ngự sử đài chánh trưởng dưới triều Hồ. Khi đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, Nguyễn Trãi đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, dâng Bình Ngô sách, dốc tâm huyết, 1 lòng cứu dân, cứu nước. Với tài năng quân sự xuất chúng và những chiến lược sáng tạo, ông đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, trở thành ‘linh hồn’ của cuộc khánh chiến chống quân xâm lượng nhà Minh, giúp dân tộc ta giành được thắng lợi.
Sau khi kháng chiến thắng lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại cáo” - một áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nét đặc trưng trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Ông luôn đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu, kêu gọi nhân dân đoàn kết, chống lại kẻ thù xâm lược. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam, ông để lại hàng loạt những tác phẩm văn chương ả bằng chữ Hán, chữ Nôm và phong phú về thể loại, bao gồm nhiều lĩnh vực như: văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi...Những tác phẩm của ông được đánh giá là có cách lập luận sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương của một nghệ thuật viết chính luận bậc thầy.
Nguyên văn (Hán văn) Bình Ngô Đại cáo.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm nhiều thể loại: Chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo (được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau “Nam quốc sơn hà”), Bài phú Chí Linh sơn...; Thơ: Ức trai thi tập (tiếng Hán), Quốc âm thi tập (tiếng Nôm)...; Lịch sử: Vĩnh lăng thần đạo bi...; Về địa lý: Dư địa chí - bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam trong đó ghi chép lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV...
Với những đóng góp to lớn của mình đối với với lịch sử dân tộc Việt Nam, năm 1980 nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Nguyễn Trãi đã được UNESCO chính thức công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài. Ông là danh nhân đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh, người thứ 2 là Chủ tịch Hồ Chí Minh được vinh danh danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1990.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?