Vi khuẩn khổng lồ to gấp 5000 lần so với bình thường, có thể nhìn thấy bằng mắt người
Vi khuẩn, một phần tất yếu của... nhân loại / Vi khuẩn xuất hiện trên Trái Đất trước cả ôxy
Chúng có hình dạng giống những sợi mỏng màu trắng như bún và chứa các hạt lưu huỳnh cực nhỏ tán xạ ánh sáng, giúp chúng trông lấp lánh.
Vi khuẩn khổng lồ.
Vi khuẩn này lớn hơn hàng nghìn lần so với hầu hết các vi khuẩn khác và do đó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Jean-Marie Volland, nhà sinh vật học biển tại Phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley, California, cho biết: “Nó lớn hơn 5.000 lần so với hầu hết các vi khuẩn. Để dễ hình dung, sẽ giống như bạn chạm trán với một người cao như đỉnh Everest.”
Thiomargarita magnifica có chiều dài tế bào trung bình hơn 9.000 micromet. Tế bào của phần lớn các loài vi khuẩn chỉ khoảng 2 - 750 micromet.
“Chúng tôi phát hiện nó đang phát triển mạnh trên lớp trầm tích của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Caribe. Về mặt trao đổi chất, nó thực hiện quá trình tổng hợp hóa học, một quá trình tương tự như quá trình quang hợp của thực vật.”
Vi khuẩn ban đầu được phát hiện vào năm 2009 bởi Olivier Gros từ Đại học Antilles của Pháp tại Pointe-à-Pitre, Guadeloupe, nhưng lúc đó nó không thu hút nhiều sự chú ý, do kích thước quá lớn, Gros vào thời điểm đó cho rằng nó là một loại nấm.
Gros và các nhà nghiên cứu khác đã phải mất 5 năm để phát hiện ra rằng loài này thực sự là một loại vi khuẩn. Sau nhiều năm nghiên cứu tiếp theo, phát hiện đã được mô tả vào tháng Hai vừa qua và cuối cùng được công bố trên tạp chí Science.
Sử dụng các kỹ thuật hiển vi khác nhau, như chụp cắt lớp X quang, kính hiển vi quét laser và kính hiển vi điện tử, Volland đã có được hình ảnh vi khuẩn dạng sợi dài tới 9,66 mm. Ông cho rằng chiều dài tối đa của nó có thể lên đến 2 cm.
Theo định nghĩa, vi khuẩn là những vi sinh vật nhân sơ đơn bào cực nhỏ, thường có cấu trúc tế bào đơn giản không có nhân, bộ khung tế bào và các bào quang. Thiomargarita magnifica gần như phù hợp với mọi định nghĩa này, chỉ trừ kích thước của nó.
T. magnifica tận dụng năng lượng hóa học của lưu huỳnh và sử dụng oxy từ nước xung quanh để sản xuất đường. Chúng cũng có thể tạo ra thức ăn từ carbon dioxide.
Một loài khác trong chi Thiomargarita, Thiomargarita namibiensis, trước đây là vi khuẩn lớn nhất được biết đến. T. namibiensis, được tìm thấy trong trầm tích đại dương ở thềm lục địa Namibia, dài tới 0,75 mm.
Về lý do tại sao T. magnifica lại lớn như vậy, các nhà nghiên cứu vẫn không chắc chắn lắm, nhưng họ cho rằng T. magnifica đại không đại diện cho giới hạn kích thước của vi khuẩn, nghĩa là có thể vẫn còn những vi khuẩn lớn hơn chưa được biết đến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết