Vị quân sư của Tào Tháo đủ sức sánh ngang Gia Cát Lượng: Nhờ đâu mà muôn đời lưu danh?
Kính thiên văn bắt được tia laser lạ: tín hiệu từ thế giới mới ra đời / Hóa thạch bạch tuộc được mang tên Tổng thống Mỹ Joe Biden
Tam Quốc là thời đại mà anh hùng hào kiệt xuất hiện như tinh tú trên trời đêm. Họ đều có tài trí hơn người nhưng lại mang trong lòng chí hướng khác nhau. Trong khi nhiều người mong muốn tự gây dựng được sự nghiệp riêng thì cũng có người như Tuân Úc, lựa chọn trung thành với những giá trị cũ.
Hình tượng Tuân Úc trên phim ảnh
Hình tượng Tuân Úc trong tranh cổ.
Dù là Tào Tháo, Lưu Bị hay Tôn Quân, cơ nghiệp của một thủ lĩnh không thể tách rời sự phò tá của danh sĩ trong thiên hạ. Nói đến nhân tài thì phải kể đến vùng đất Dĩnh Xuyên - nơi phát tích của nhiều danh sĩ thời Tam Quốc. Nền tảng lịch sử đặc biệt và ảnh hưởng văn hóa lâu đời khiến vùng đất này trở thành mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng nhân tài.
Tuân Úc ra đời năm 163 tại Dĩnh Xuyên. Chữ "Úc" trong tên ông có nghĩa là "văn chương rực rỡ". Cái tên này cũng tóm tắt chính xác cuộc đời của Tuân Úc: Sinh ra trong gia đình hào môn lại bộc lộ tài năng từ sớm, Tuân Úc nhanh chóng được tiếp cận với quan trường khi trưởng thành; nhưng Tuân Úc không bắt đầu sự nghiệp bằng sự thăng tiến, bởi ông đã sớm trải qua thời khắc đen tối nhất của triều đại Đông Hán.
Đổng Trác dẫn quân vào kinh đô, lập vua nhỏ Lưu Hiệp để dễ bề khống chế. Những hành động nổi loạn tràn lan khắp Trung Quốc đã tác động đến quan điểm về quan hệ vua tôi và quốc gia của Tuân Úc, ông có linh cảm rằng triều Hán sẽ có một sự thay đổi lớn, và ông phải chuẩn bị trước.
Trong số rất nhiều hào kiệt, Tuân Úc đã chú ý đến Tào Tháo. Lúc bấy giờ nhiều tri thức của nhà Hán đã lan truyền dự đoán về Tào Tháo: "Nhà Hán sắp diệt vong, muốn bình thiên hạ thì nhờ người này".
Danh tiếng của Tào Tháo khiến Tuân Úc quyết tâm xem xét kỹ đây có phải chủ công mà ông đang tìm hay không.
Gặp được Tuân Úc, Tào Tháo vui mừng khôn xiết. Sử chép khi gặp Tuân Úc, Tào Tháo nhanh chóng nắm lấy tay danh sĩ và nói rằng "đây là Trương Lương của ta"
Ý nghĩa của việc Tuân Úc xuất hiện lớn hơn bản thân năng lực một cá nhân, bởi gia đình họ Tuân ở Dĩnh Xuyên có địa vị đứng đầu sĩ tộc vào thời điểm đó. Tuân Úc về trướng Tào Tháo cũng đồng nghĩa với sự trưởng thành nhanh chóng cho đội ngũ nhà họ Tào.
Trong quá trình làm việc với Tào Tháo sau này, Tuân Úc đã tiến cử một loạt nhân tài như Quách Gia, Trần Quần, Tư Mã Ý…Tất cả sẽ là những cái tên lưu truyền lâu dài hơn chính thời đại của họ. Đặc biệt, Tuân Úc trở thành mưu thần của Tào Tháo khi chưa đầy 30 tuổi.
Mưu thần nắm trọn việc thiên hạNgay khi đến với Tào Tháo, Tuân Úc đã cho thấy một cái nhìn chiến lược về tình hình chung. Ông đề nghị Tào Tháo thay vì loay hoay với Đổng Trác thì nên tiến quân về phía Đông vì: "Đổng Trác tàn bạo, khó thành việc lớn".
Trong chiến dịch đầu tiên dưới trướng Tào Tháo, Tuân Úc đã thể hiện được cả tài năng và lòng trung thành. Lòng trung thành này không phải với cá nhân Tào Tháo mà là với cả cơ nghiệp nhà Hán.
Chân dung Tào Tháo trong sách Tam Tài Đồ Hội.
Sau khi thoát khỏi sự khống chế của lực lượng của Đổng Trác mà đứng đầu là Lý Thôi và Quách Dĩ, hoàng đế Lưu Hiệp phát chiếu Cần Vương cho các đạo chư hầu để dấy binh dẹp loạn.
Tranh chấp nảy sinh trong nội bộ quân Tào về việc có hay không nên hưởng ứng hoàng đế. Hầu hết võ tướng đều cho rằng hoàng đế nhà Hán là một nhân tố bất ổn và không ủng hộ việc cứu giá khiến Tào Tháo nhất thời không thể ra quyết định. Lúc này, Tuân Úc lên tiếng cho rằng Tào Tháo nên đón vua Hán trở về. Ông giải thích: "Mưu cao lúc này là phụng sự chính thống để dân chúng nghe theo, đề cao chính nghĩa để chư hầu tuân phục".
Ý kiến của Tuân Úc vừa là mưu lược lớn, vừa thể hiện lợi ích cốt lõi của thế lực Dĩnh Xuyên quanh ông đồng thời cũng mang đậm dấu ấn của một trung thần giữa thời loạn.
Tào Tháo cho rằng những lời của Tuân Úc có lý nên đã đích thân dẫn quân đến Lạc Dương, đưa hoàng đế dời đô về Hứa Xương. Từ đó, Tào Tháo giành được thế chủ động về chính trị, còn triều đình nhà Hán cũng được tạm thời yên ổn.
Tâm sáng chiếu lòng thànhMặc dù đã có nhiều đóng góp to lớn nhưng khác nhiều mưu sĩ cùng thời, Tuân Úc chưa bao giờ tự coi mình là một quân sư thuần tuý, càng không bao giờ tự cao tự đại. Con người ông muốn trở thành là một tấm gương đạo đức, một trung thần điển hình.
Nếu xét về tài năng, những nhận xét của Tào Tháo về Tuân Úc hoàn toàn chuẩn xác. Tài năng của Tuân Úc không kém gì Trương Lương đầu thời Hán. Thế nhưng, Trương Lương và Hán Cao Tổ có thể đạt đến mức vua tôi đồng lòng, còn Tuân Úc và Tào Tháo thì không.
Trên thực tế, Tuân Úc và Tào Tháo luôn có những điểm khác biệt cơ bản. Tào Tháo có dã tâm cho sự nghiệp riêng và không trung thành với nhà Hán đến cùng; trong khi đó thì Tuân Úc luôn hy vọng có thể phò tá nhà Hán và sống như một thần dân nhà Hán. Một người là quyền thần còn người kia là trung thần nên cuối cùng họ không thể đi cùng nhau.
Khi có kẻ thù bên ngoài, cả hai cùng hợp tác để chống lại kẻ thù. Nhưng sau khi Tào Tháo đánh bại xong Lữ Bố, Trương Tú, Lưu Biểu, Viên Thiệu, Mã Đằng…, Tuân Úc đã bắt đầu lo lắng khi tham vọng chính trị của Tào Tháo ngày càng lớn.
Vào năm Kiến An thứ mười bảy, Tào Tháo tạo dư luận nhằm thực hiện nguyện vọng gia phong tước Nguỵ Công và được dùng lễ nghi của quân vương. Để thử phản ứng của các quan đại thần, Tào Tháo đã hỏi ý kiến của Tuân Úc. Những tưởng quân sư sẽ đồng ý với mình, Tào Tháo không ngờ mâu thuẫn giữa hai người bắt đầu từ đây. Trước ý kiến của Tào Tháo, Tuân Úc đáp lại rằng: "Vốn dấy binh để phò nhà Hán, giữ lòng trung trinh, quân tử nên lấy đức làm trọng, làm như vậy là không nên".
Trong quan niệm của Tuân Úc, giúp đỡ Tào Tháo chính là phò tá nhà Hán. Có người cho rằng, Tuân Úc thực sự là quân sư thứ nhì thời Tam Quốc, đủ sức sánh ngang với Gia Cát Lượng. Giống như Gia Cát Lượng, ông là nhà chính trị có lý tưởng, chứ không phải là một chính khách hay quân sư đơn thuần.
Chân dung Gia Cát Lượng trong sách Tam Tài Đồ Hội.
Nếu Gia Cát Lượng đã cố gắng hết sức để phò tá Lưu Bị "phục hưng nhà Hán" thì Tuân Úc đã hỗ trợ Tào Tháo cho cùng lý do.
Tào Tháo không ngờ rằng Tuân Úc, người đã phò tá mình năm xưa, lại phản đối bản thân bước lên đỉnh cao quyền lực. Là đại diện cho sĩ tộc, Tuân Úc có sức ảnh hưởng rất lớn khiến Tào Tháo khó mà xuống tay hãm hại. Hơn nữa, Tuân Úc vẫn là quân sư của Tào Tháo trong hơn mười năm, dù trong lòng có bất mãn thế nào, Tào Tháo cũng không thể từ bỏ tình nghĩa này.
Trong Tam Quốc Chí, Tuân Úc vì trong lòng u uất lâu ngày mà phát bệnh rồi qua đời.
Tuy nhiên, "Nguỵ Thị Xuân Thu" lại đưa ra một câu chuyện khác: Khi đó, Tào Tháo đưa cho Tuân Úc hộp thức ăn, Tấn Vũ mở hộp ra và thấy không có gì trong hộp, thấy không còn hy vọng nên sau đó uống thuốc độc tự tử.
Theo cách diễn giải này, Tuân Úc biết rằng đối với Tào Tháo, ông giống như một cái hộp rỗng không còn tác dụng, và Tuân Úc đã dùng sinh mạng để can gián Tào Tháo lần cuối.
Vào năm thứ hai sau khi Tuân Úc qua đời, Tào Tháo xưng Nguỵ Vương. Vương là tước vị cao nhất trong các tước vị, nhưng danh nghĩa vẫn không phải hoàng đế. Tào Tháo đã không bao giờ đi bước cuối cùng - phế vua Hán.
Rốt cuộc, Tuân Úc đã sống trọn đời theo lý tưởng của mình – sống như một trung thần trong sạch trong một thời đại hỗn loạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức ảnh dòng họ 'khủng khiếp' nhất Việt Nam gây sốt MXH, nhìn kĩ mới thấy 1 điểm bất thường
Bí ẩn về ‘xác ướp người ngoài hành tinh’ của Peru ngày càng rõ ràng, phân tích DNA không phải con người
Bí mật bên trong ngôi làng sống trường thọ nhất thế giới, người dân uống 1 thứ này để trường sinh
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ